Bài 2: Nhiều địa phương gặp khó
![]() |
Bài liên quan
Cư trú một nơi, sinh hoạt một nẻo
Trong quá trình thực hiện loạt bài, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô ghi nhận thực trạng, nhiều nơi, ngoài số đảng viên sinh hoạt đúng quy định, có đến hàng chục đảng viên đăng ký sinh hoạt theo Quy định 76 nhưng lại cư trú ở nhiều phường khác.
Một cán bộ làm công tác Đảng ở tổ dân phố bày tỏ, có trường hợp đảng viên 76 trước đây tạm trú trên địa bàn, có đăng ký# sinh hoạt hai chiều, nay đã chuyển đi địa bàn khác nhưng vẫn đăng ký sinh hoạt tại đây. Đến gần những ngày cuối năm mới mang giấy giới thiệu về để xin nhận xét. Đáng nói, có một bộ phận “đảng viên 76” có tư tưởng "chọn" địa bàn đăng ký sinh hoạt hai chiều để "né" những cấp ủy cơ sở quản lý "chặt", huy động đóng góp hay hô hào “đảng viên 76” tham gia nhiều việc của tổ dân phố.
Để xảy ra tình trạng trên trách nhiệm thuộc về chi bộ cơ quan, đơn vị nơi đảng viên công tác giới thiệu đảng viên về sinh hoạt không đúng nơi quy định. Việc tiếp nhận đảng viên của Đảng ủy cơ sở cũng chưa đúng. ý thức trách nhiệm của đảng viên liên hệ với nơi cư trú chưa cao.
Theo chia sẻ của một số cấp ủy địa phương, Quy định 76 khi thực hiện cũng gặp không ít trở ngại, hạn chế. Điều 4, Quy định 76 nêu rõ: Cấp ủy, chi bộ nơi đảng viên cư trú “chủ động nắm số lượng đảng viên đang cư trú” nhưng thực tế không đơn giản. Trước hết, khó để nắm toàn bộ đảng viên đương chức đang sinh sống ở địa phương nếu không nhận được giấy giới thiệu về sinh hoạt.
![]() |
Việc quản lý “đảng viên 76” tại nhiều nơi còn gặp nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa) |
Trong Quy định 76 không quy định nơi ở gắn với hộ khẩu thường trú hay nơi mà đảng viên đó sinh hoạt thường xuyên. Vậy nên, có đảng viên lấy địa chỉ giới thiệu về là nơi có hộ khẩu nhưng thực tế nhà ở nơi khác. Thực tế này đang gây khó cho công tác quản lý, nhận xét đảng viên tại nơi cư trú.
Đảng ủy phường Thanh Xuân Bắc có 20 chi bộ (trong đó có 13 chi bộ dân cư, 7 chi bộ cơ quan, trường học), với hơn 1.700 đảng viên hai chiều. Theo đồng chí Nguyễn Hoàng Điệp, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường Thanh Xuân Bắc, những năm qua, phường đã thực hiện tốt chế độ sinh hoạt Đảng tại nơi cư trú; bí thư chi bộ, cấp ủy chi bộ thực hiện tốt việc quản lý “đảng viên 76” nên các hội nghị sinh hoạt Đảng hai chiều luôn có trên 80% đảng viên tham gia. Ngoài ra, các “đảng viên 76” còn tích cực tham gia các hoạt động của khu dân cư, tổ dân phố nơi cư trú như: Hội nghị đại biểu nhân nhân, ngày hội đại đoàn kết toàn dân và các hoạt động khác do phường phát động… Cùng với đảng viên, các gia đình “đảng viên 76” cũng tham gia ký cam kết đảm bảo trật tự đô thị, không lấn chiếm vỉa hè lòng đường trong kinh doanh…
Dù vậy, với địa bàn rộng, cơ sở hạ tầng thiếu, các đồng chí bí thư chi bộ phần lớn đều cao tuổi nên việc quản lý “đảng viên 76” hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhiều trường hợp đảng viên đã chuyển đi nơi khác sinh sống nhưng do nơi ở mới chưa thành lập cấp ủy nên vẫn sinh hoạt hai chiều tại phường. Số đảng viên này tại nhiều chi bộ có tới 5-10 người. Họ thường là đảng viên trẻ tách ra khỏi gia đình nhiều thế hệ, chuyển tới sinh sống tại các chung cư, nơi chưa có tổ chức đảng để sinh hoạt. Việc này gây khó khăn cho công tác nhận xét, đánh giá đảng viên dịp cuối năm. Thực tế, Đảng ủy phải căn cứ vào việc thực hiện các nghĩa vụ đối với địa phương và ý thức tham dự các cuộc họp để nhận xét “đảng viên 76” tại nơi cư trú.
Về giải pháp cho tình trạng này, theo đồng chí Nguyễn Hoàng Điệp, ngoài ý thức tự giác của từng “đảng viên 76” thì phải có sự phối hợp giữa cấp ủy cơ quan đảng viên công tác, đặc biệt là những cơ quan khối doanh nghiệp với cấp ủy phường khi lấy nhận xét nơi cư trú; giữa cấp ủy phường với bộ phận quản lý nhân khẩu; tránh sự nể nang, xuề xòa trong quản lý, đánh giá đảng viên.
Đánh giá chưa thực chất
Cuối năm, một đảng viên mới tại cơ quan nhà nước (xin không nêu tên) được yêu cầu phải nộp phiếu nhận xét tại nơi cư trú cho chi bộ cơ quan. Về nơi đăng ký tạm trú, tạm vắng là phường Trung Hòa xin phiếu xác nhận của Đảng ủy phường, anh bị từ chối do không tham gia sinh hoạt tại đây. Đến lúc này, đảng viên trẻ mới biết, để sinh hoạt tại địa phương, phải có giấy giới thiệu của cấp ủy cơ quan gửi về Đảng ủy phường, thứ mà “vô tình” Đảng ủy cơ quan đã quên không phát cho anh ngay sau lễ kết nạp Đảng.
Vậy là, để có được phiếu nhận xét từ nơi cư trú, đảng viên trẻ đành về phường Nhân Chính, nơi anh mới chuyển về sinh sống được một vài tháng để xin phiếu nhận xét. Tại đây, với 200 nghìn tiền quỹ sinh hoạt, đảng viên trẻ đã được nhận xét hoàn thành tốt việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và thực hiện nghĩa vụ công dân tại nơi cư trú.
Kể ra câu chuyện trên để thấy rằng, việc đánh giá, nhận xét “đảng viên 76” ngoài việc được làm “chặt” tại một số nơi nhưng vẫn chưa thực chất, còn kiểu nể nang, xuề xoa. Khi có yêu cầu lấy ý kiến chủ yếu vẫn ghi chung chung như chấp hành tốt, tham gia tích cực.
Để phát huy dân chủ trong việc đánh giá “đảng viên 76”, tháng 4/2018, Thường trực ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã ban hành Hướng dẫn số 60/HD-MTTQ-BTT về việc giám sát và nhận xét của Ban Công tác Mặt trận đối với đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi cư trú.
Nội dung giám sát bao gồm: Việc chấp hành các quy định về trật tự xây dựng đô thị; gia đình không có người vi phạm tệ nạn xã hội; không tham gia hoạt động mê tín dị đoan; tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường; thực hiện quy ước, hương ước nơi cư trú, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng... Đây là cơ sở “kích hoạt” ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của đảng viên, để họ vừa hoàn thiện bản thân, vừa phấn đấu tốt hơn.
Trên cơ sở đó, Ban Công tác Mặt trận họp, thống nhất cho ý kiến góp ý đảng viên, rồi chuyển sang cấp ủy xem xét, xếp loại. Việc này được tiến hành bài bản, thu hút nhân dân tham gia nên bảo đảm khách quan, khắc phục được tình trạng nể nang, dĩ hòa vi quý. Cũng nhờ các biện pháp cụ thể, đến nay, hầu hết “đảng viên 76” đã thay đổi nhận thức, giúp cho việc giám sát, nhận xét của Ban Công tác Mặt trận trở nên thuận lợi hơn.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận
