Bài 1: Sự vào cuộc của toàn thành phố
![]() |
Lãnh đạo thành phố Hà Nội chỉ đạo huy động toàn bộ hệ thống chính trị cùng nhân dân chung sức phòng chống dịch bệnh do virus Corona gây ra.
Bài liên quan
WHO tổ chức diễn đàn khoa học về biện pháp đối phó dịch bệnh do virus Corona
Việt Nam nuôi cấy và phân lập thành công chủng mới của virus Corona (nCoV)
Virus Corona khiến các nhà máy ô tô tại Trung Quốc ngừng hoạt động
Công đoàn Thủ đô tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Corona
Chính là tinh thần của con người kết nối với nhau để chống lại những điều phi nhân tính, phi văn hóa”.
Thế nên thời cuộc tác động đến văn hóa nhưng còn một chiều nữa văn hóa là nền tảng, cái lõi để giữ cho con người, thế giới, giữ cho xã hội được sự cân bằng, tồn tại và phát triển”.
Thăng Long - Hà Nội trải qua ngàn năm, là kinh đô nhiều đời của cả nước cũng một phần bởi văn hóa vững bền của mình. Trước đại dịch virus Corona, văn hóa ấy, đặc biệt là văn hóa ứng xử hơn bao giờ hết càng phải giữ vững, phát huy để người Hà Nội cùng cả nước và thế giới bình tĩnh thoát dịch.
Bài 1: Sự vào cuộc của toàn thành phố
Với tinh thần chống dịch như chống giặc, cả Hà Nội đã sẵn sàng cho tình thế chưa từng có này. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị thành phố cùng người dân vào cuộc trong đợt phòng, chống dịch bệnh do virus Corona gây ra.
Quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh
Trong suốt lịch sử của loài người, không biết bao lần dịch bệnh kinh hoàng đã diễn ra, thậm chí có thời điểm còn suy giảm nghiêm trọng dân số trên thế giới.
Nhiều năm gần đây, Hà Nội và cả nước cũng như toàn cầu từng phải đối mặt với các nạn dịch khủng khiếp như Ebola, MERS, SARS… Các dịch bệnh hàng năm như sởi, sốt xuất huyết… cũng thường xuyên đặt chúng ta vào tình huống “báo động”.
Riêng với nCoV lần này, sau rất nhiều lần tập dượt và chống dịch thành công, chúng ta đã có kinh nghiệm và cả bản lĩnh để đối phó với virus Corona.
Nhận thức nguy cơ diễn biến phức tạp, diễn ra vào đúng lúc thời tiết mưa rét ẩm nên virus corona có thể sẽ hoành hành dữ dội, toàn thành phố Hà Nội cùng sát cánh bên nhau “chống dịch như chống giặc”.
Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội làm Trưởng ban chỉ đạo TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Thành phố cùng Sở Y tế, Sở Giáo dục và các sở ban ngành khác liên tục đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời.
![]() |
Các biện pháp phòng, chống virus corona được thực hiện triệt để |
Hà Nội là trung tâm của cả nước. Hà Nội là điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách đến từ các quốc gia trên thế giới. Hà Nội cũng là nơi nhiều người Việt xa quê đặt chân đến khi trở về đất nước. Tình cảm yêu mến ấy đương nhiên bất đắc dĩ mang theo cả nguy cơ lây truyền virus Corona trong thời điểm này mà chẳng ai mong muốn.
Là chủ nhà thân thiện, mến khách, chính quyền và nhân dân Hà Nội giữ an toàn cho người dân và bạn bè của mình bằng cách đối phó quyết liệt với dịch virus corona.
Thật đáng mừng, cho đến thời điểm này, bằng nhiều biện pháp quyết liệt, kịp thời, đúng đắn và hết sức thông minh của mình, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân nào nhiễm virus Corona. Điều đó chứng tỏ công tác phòng chống dịch của Hà Nội đạt hiệu quả cao.
Không vì thế mà chủ quan, khinh “địch”, Hà Nội đặt mình vào thế chủ động cao độ khi huy động toàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân cùng tham gia chống lại dịch bệnh.
Theo đó, công tác chỉ đạo, thông tin, truyền thông cập nhật liên tục khiến nhân dân có đầy đủ thông tin và sự khuyến cáo, tư vấn để có thể phòng, chống dịch. Các địa điểm công cộng, tập trung đông người như không gian phố đi bộ hồ Gươm, các đền, phủ Tây Hồ, Ngày Thơ Việt Nam, các lễ hội cũng đều chấp hành nghiêm chỉnh việc dừng, hoãn để tập trung ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Người dân Hà Nội vì thế cũng vững tâm, có chỗ dựa an toàn hơn để cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Tầm quan trọng của văn hóa trong công cuộc chống dịch
Người xưa vẫn có câu “Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”. Trước tình hình bệnh dịch có nguy cơ bùng phát và lây nhiễm cao như hiện nay, cùng với nỗ lực của các cấp chính quyền, sự quyết tâm không để bị nhiễm bệnh của người dân cùng với các biện pháp khoa học, y học thì yếu tố đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể rất quan trọng.
Trước hết, văn hóa trong chống dịch thể hiện ở thái độ và ứng xử của mỗi người dân với bệnh dịch. Tiếp nhận thông tin, tin tưởng tuyệt đối và chấp hành nghiêm chỉnh các khuyến cáo của chính quyền, tổ chức, cơ sở y tế là thái độ văn minh của người dân.
Không tung tin, phát tán các tin đồn thất thiệt, kích động lòng người, khiến người khác hoang mang, lo lắng cũng là một cách hợp tác tốt để công tác phòng chống dịch của toàn thành phố đạt hiệu quả tốt nhất.
Không thờ ơ, bàng quan nghĩ “dịch nó chừa mình ra” hoặc “dịch là chuyện ở đẩu đâu”, kịp thời tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho những người có biểu hiện “không biết sợ” chúng ta cũng đã là người có văn hóa trong đợt phòng chống dịch virus Corona này.
![]() |
Toàn dân cùng tham gia dọn dẹp khu phố sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống để nâng cao sức khỏe bản thân, phòng chống virus corona |
Thu nhận các kiến thức đúng để phòng chống bệnh tốt cho bản thân, gia đình và những người xung quanh, có thái độ sợ dịch nhưng bình bĩnh không làm “nghiêm trọng hóa vấn đề” là cách ứng xử văn minh của người Hà Nội hiện đại, có truyền thống văn hóa lâu đời.
Kịp thời phản ảnh, lên án những hành động trục lợi, chủ quan trước tình hình dịch bệnh để cơ quan chức năng và cộng đồng điều chỉnh, xử phạt khi cần thiết là chúng ta thể hiện trách nhiệm với những người xung quanh. Đồng thời việc này cũng góp phần làm công tác chống dịch bệnh virus Corona bớt căng thẳng, nhiễu loạn, hướng tới đạt hiệu quả cao.
Chủ động đi khám chữa bệnh cho bản thân nếu có các triệu chứng sốt, ho, khó thở, không cố tình né tránh, bưng bít thông tin về tình trạng sức khỏe, lịch trình di chuyển của bản thân là cách chúng ta hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh ra cộng đồng nếu chẳng may mắc phải virus Corona.
Dù chưa có trường hợp nào nhiễm virus Corona được phát hiện tại Hà Nội nhưng thái độ bình tĩnh, không kì thị những người gần vùng dịch, có lối ứng xử hòa nhã với những người xung quanh càng làm chúng ta có tâm thế chủ động, vững vàng hơn.
Tham gia các công tác xã hội, dọn dẹp nhà cửa, khu phố, lối xóm, cơ quan công sở, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, chung tay phát khẩu trang, xà phòng, nước rửa tay miễn phí cho người không có điều kiện hoặc chưa mua được mỗi người đã tạo nên những hành động đẹp, gắn kết tình người với nhau cùng vượt dịch.
Có được tất cả những điều trên là chúng ta đang xây dựng một hàng rào bảo vệ bằng văn hóa vô cùng vững chắc, bền chặt mà không tốn kém, giúp thành phố, nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ chốt của mình.
Đây cũng là dịp để người Hà Nội thể hiện bản lĩnh tiên phong, là trung tâm văn hóa của cả nước, để nhân dân toàn quốc nhìn vào và noi gương, để bạn bè quốc tế nể phục và có thể học tập, cùng nhau đoàn kết đẩy lùi dịch bệnh lây lan chóng mặt trên nhiều quốc gia này.
Đây có thể ví như những lần chung sức đồng lòng chống giặc ngoại xâm vốn đã rất quen thuộc với Thăng Long, Hà Nội của chúng ta. Chính vì thế, văn hóa ứng xử của người Hà Nội tuy không phải là liều thuốc đặc trị nhưng cũng có thể là một “chiếc khiên” hữu hiệu chống “giặc” virus Corona.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội
