Tag
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh: 50 năm thắp lửa truyền thống anh hùng

Bài 1: Lớn mạnh từ khói lửa chiến tranh, ghi dấu son lịch sử hào hùng

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 25/04/2025 14:38
aa
TTTĐ - Dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, tổ chức Đoàn Thanh niên đã không ngừng lớn mạnh, cùng bao lớp người yêu nước sục sôi khí thế đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ những năm tháng gian khổ nhất, dù tuổi trẻ nhưng đã không ngừng dấn thân, hiến trọn thanh xuân cho nhiệm vụ giải phóng non sông, thống nhất đất nước. Đến hôm nay, chúng ta vững tin bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với khát vọng hùng cường.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Lắng nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện 50 năm Thống nhất đất nước
Học sinh, sinh viên cùng tri thức chào mừng ngày toàn thắng với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu
Học sinh, sinh viên cùng tri thức chào mừng ngày toàn thắng 30/4/1975 với chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu

7 lần thay tên, 7 chương sử vàng

Để có được một tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lớn mạnh như ngày nay là cả một chặng đường lịch sử đầy hào hùng của lực lượng thanh niên dân tộc Việt Nam. 7 lần đổi tên gọi là 7 lần Đoàn ta trưởng thành và lớn mạnh, ghi dấu lịch sử.

Hiểu về chặng đường này sẽ giúp các bạn trẻ thêm yêu tổ chức Đoàn, thêm tự hào khi 2 lần được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng cao quý, từ đó nguyện vững bước, đem sức trẻ ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Dấu son khởi đầu vào ngày 3/2/1930, khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng dân tộc. Trong trang thiên sử đó, tại hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ II (từ ngày 20 - 26/3/1931), Trung ương Đảng đã có những bước đi quyết định khi xây dựng các tổ chức thanh niên, nắm bắt sự lớn mạnh của lực lượng này trên khắp cả nước.

Bởi lẽ đó mà đến sau này, vào năm 1961, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III, các đại biểu đã quyết định chọn ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn lần thứ III đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là ngày thành lập Đoàn
Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và Bác Hồ, Đại hội Đoàn lần thứ III đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 là Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Ảnh: TTXVN)

Vào những năm 1931 - 1936, Đảng ta lúc này mang tên Đảng Cộng sản Đông Dương, do đó, tổ chức Đoàn Thanh niên bấy giờ cũng lấy tên gọi Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương. Tên gọi thể hiện sức mạnh của thanh niên 3 nước Đông Dương, cùng chung định hướng cách mạng là khối đoàn kết sức mạnh của cả khu vực.

Đến tháng 7/1936, Hội nghị BCH Trung ương Đảng xác định đường lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh cách mạng trong thời kỳ mới, Đảng đã nâng cao các hoạt động đẩy mạnh quyền dân chủ và chuyển hướng từ đấu tranh bí mật - bất hợp pháp sang đấu tranh hợp pháp, bán hợp pháp.

Đoàn đã nhận nhiệm vụ trọng tâm của Đảng giao cho là tích cực vận động thanh niên đấu tranh chống thực dân đế quốc, đòi quyền dân chủ, dành các quyền chính trị, kinh tế nên tổ chức Đoàn đổi tên thành Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.

Sau đó, trước tình hình mới, tổ chức tiếp tục đổi tên thành Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương (từ 1939 - 1941), bởi thời điểm này, việc chống đế quốc được xem là nhiệm vụ hàng đầu. Tổ chức Đoàn thời điểm này chủ yếu hoạt động bí mật và thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương với nhiệm vụ vận động thanh niên chống đế quốc, đánh đổ phát xít, giải phóng dân tộc.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp quay trở lại xâm lược lần 2 (từ 1941 - 1956), tổ chức Đoàn mang tên Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam. Trong suốt chặng đường này, tổ chức đã có nhiều đóng góp to lớn, hy sinh xương máu để cùng dân tộc vùng lên, giành chiến thắng trong cuộc Cách mạng tháng Tám và chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Các phong trào đấu tranh của lực lượng thanh niên thời kỳ kháng chiến
Các phong trào đấu tranh của lực lượng thanh niên thời kỳ kháng chiến

Thời điểm khi Hiệp định Geneve chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17, thanh niên Việt Nam giai đoạn này có 2 nhiệm vụ chính, thanh niên miền Bắc bắt tay vào công cuộc kiến thiết đất nước, còn miền Nam thì đánh giặc thống nhất non sông. Lúc bấy giờ, tổ chức Đoàn cũng mang tên mới là Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (1956 - 1970).

Trong đó, tại miền Nam chủ yếu là các hoạt động bí mật, tại miền Bắc là các hoạt động công khai, tăng gia sản xuất, đảm bảo là hậu phương vững chắc cho miền trong kháng chiến. Giai đoạn này, tuổi trẻ miền Bắc thực hiện phong trào “Ba sẵn sàng”; thanh niên miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam sôi nổi với các hoạt động trong phong trào “Năm xung phong”.

Đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng Việt Nam cũng là tổ chức tiền thân để hình thành các tổ chức Đoàn phía Nam, trong đó có Thành đoàn TP Hồ Chí Minh sau này.

Sau đó Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976) được ra đời nhằm tưởng nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và lấy Người làm tấm gương để biến đau thương thành hành động cách mạng. Bấy giờ, cả nước cùng hướng về tiền tuyến miền Nam, cùng làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước.

Sau thắng lợi vĩ đại mùa Xuân năm 1975, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, năm 1976 cũng đã quyết định đổi tên Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và giữ gìn, phát huy đến tận ngày nay.

Dấu son chói lọi

Nhớ lại năm 1956, khi Hiệp định Geneve chia cắt nước ta thành 2 miền Nam - Bắc, bấy giờ, tiền tuyến chiến đấu chính là ở chiến trường miền Nam, tổ chức lãnh đạo tầng lớp thanh niên nơi chiến tuyến mang tên Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam.

Từng là Trưởng ban Tuyên huấn Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, ông Hoàng Đôn Nhật Tân cũng là một thanh niên hoạt động sôi nổi thời kỳ đó bồi hồi khi nhìn lại những bức ảnh tư liệu lịch sử.

Ông kể: “Thời điểm đó, sự hy sinh của anh Trần Văn Ơn chính là ngọn lửa thổi bùng cuộc đấu tranh của thanh niên lúc đó. Với hơn 300.000 người tham gia đưa tang anh khi bị giặc Pháp giết hại, cuộc biểu tình tuần hành đánh dấu một hình thức đấu tranh mới, đấu tranh công khai đối đầu chống lại chế độ thực dân đế quốc bằng phong trào đô thị”.

Học sinh Nam Việt tuần hành chống thực dân Pháp qua đám tang anh Trần Văn Ơn
Học sinh Nam Việt tuần hành chống thực dân Pháp qua đám tang anh Trần Văn Ơn

Nhìn lại những bức ảnh tư liệu, ông Hoàng Đôn Nhật Tân kể, sau khi Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm theo chủ nghĩa thực dân mới “ Dùng người Việt cai trị người Việt”, một chế độ tay sai tàn bạo đã thẳng tay đàn áp Nhân dân và Phật giáo bằng những chính sách dã man. Phản kháng sự áp bức đó, học sinh, sinh viên và phật tử đã đồng hành vùng lên đấu tranh. Ngọn lửa đấu tranh mạnh mẽ này đã làm rung chuyển tận gốc chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ.

Sau sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ tiếp tục lập nên chính quyền Nguyễn Khánh, Trần Văn Hương rồi đến Phan Huy Quát để cai trị Nhân dân. Thế nhưng tất cả đều không thành, Mỹ quyết định đổ quân vào miền Nam Việt Nam.

“Giữa lòng Sài Gòn, chúng lập “Pháp trường cát” bắn dân mình, ai đối lập hay làm cách mạng là chúng bắn. Chúng đàn áp chúng ta rất dã man, nhưng cũng từ những áp bức đó mà phong trào thanh niên càng vùng lên mạnh mẽ”, ông Tân xúc động.

Nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, ông Hoàng Đôn Nhật Tân
Nguyên Trưởng ban Tuyên huấn Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, ông Hoàng Đôn Nhật Tân

Theo ông Hoàng Đôn Nhật Tân, dưới sự dẫn dắt của tổ chức Đoàn, thanh niên Sài Gòn lúc bấy giờ đã đồng loạt vùng dậy với khí thế sục sôi, các khu vực Bàn Cờ, Cao Thắng, Ba Tháng Hai, Vườn Chuối… đêm ngày rực lửa đấu tranh, tạo thành một "tứ giác sắt" kiên cường, bất khả xâm phạm.

Ngày 4/6/1966, chàng thanh niên Hoàng Đôn Nhật Tân cùng nhiều thanh niên yêu nước đã dũng cảm tưới xăng đốt cháy xe quân sự của Mỹ trong khu Bàn Cờ, minh chứng cho tinh thần chiến đấu bất khuất của tuổi trẻ miền Nam Việt Nam.

Phong trào đốt xe Mỹ
Những xe quân sự của Mỹ bị thanh niên miền Nam đốt phá

Giữa năm 1966, Thành đoàn Sài Gòn quyết định dành lấy ngọn cờ công khai, đấu tranh chiếm lấy trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, số 4 Duy Tân (nay là Nhà văn hoá Thanh niên TP Hồ Chí Minh), lúc này đồng chí Hồ Hữu Nhựt làm Chủ tịch Tổng hội.

Sau đó, Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã chứng kiến một trong những giai đoạn đấu tranh chống Mỹ sục sôi và quyết liệt nhất. Tinh thần ấy tiếp tục được duy trì và nhân lên mạnh mẽ trong các giai đoạn do các đồng chí Nguyễn Đăng Trừng (1967 - 1968), Nguyễn Văn Quỳ (1968 - 1969) và Huỳnh Tấn Mẫm (1969 - 1970) kế nhiệm vị trí Chủ tịch.

“Cùng với đấu tranh bạo lực, phong trào sinh viên cũng khéo léo kết hợp với đấu tranh văn hoá với khẩu hiệu “Văn hoá còn, dân tộc còn, văn hoá mất, dân tộc mất”, lấy lực lượng thanh niên làm nòng cốt đấu tranh bằng ca hát, văn nghệ”, ông Tân vừa kể vừa hát lại những bài hát ngày xưa chính chú đã từng cùng mọi người yêu nước hát.

Lúc bấy giờ, phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe”, với các ca khúc như “Hát cho dân tôi nghe”, “Tranh đấu ca”, “Tin tưởng ca”… đã lan tỏa khắp đường phố Sài Gòn. Phong trào đã được sự ủng hộ của nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội, từ tăng ni phật tử, các ba má phong trào, công nhân, trí thức và cả đội ngũ dân biểu đối lập cho đến nội bộ bên trong Chính quyền Sài Gòn để tiến tới "Đại hội Văn nghệ sinh viên, học sinh mừng Tết Quang Trung”, phát động quần chúng chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Bài 1: Lớn mạnh từ khói lửa chiến tranh, ghi dấu son lịch sử hào hùng
Đại hội Văn nghệ sinh viên, học sinh mừng Tết Quang Trung

Giữa khói lửa chiến tranh, vấn đề nhân đạo trở nên cấp thiết khi dân chúng Sài Gòn lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Sự bất lực của chính quyền Sài Gòn càng thôi thúc Thành đoàn hành động. Một "trận địa" mới, trận địa của lòng nhân ái đã được Thành đoàn mở ra, với hàng chục trung tâm cứu trợ hàng vạn đồng bào. Đây là nơi tập hợp lực lượng thanh niên và là cầu nối vững chắc với mọi tầng lớp Nhân dân.

“Từ năm 1970, dưới sự lãnh đạo tài tình của Thành ủy, Thành đoàn Sài Gòn đã nắm bắt thời cơ lịch sử, phát động hàng loạt các cuộc đấu tranh trên mọi mặt trận, từ những cuộc nổi dậy mạnh mẽ đến chiến lược truyền thông sắc bén. Tất cả đã hòa quyện, tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần quyết định vào thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất non sông”, ông Hoàng Đôn Nhật Tân tự hào.

Sau trang sử vàng thống nhất, đất nước bước vào kỷ nguyên xây dựng và phát triển theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, mở ra thời kỳ đổi mới đầy hứa hẹn. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nói chung và Thành đoàn TP Hồ Chí Minh nói riêng lại gánh trên vai những nhiệm vụ mới, thử thách mới nhưng cũng đầy vinh quang, đòi hỏi sức mạnh đoàn kết to lớn hơn nữa từ mọi lớp thế hệ thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bí thư Trung ương Đoàn thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành Nhịp sống phương Nam

Bí thư Trung ương Đoàn thăm, động viên lực lượng diễu binh, diễu hành

TTTĐ - Sáng 25/4, đoàn công tác Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên các khối tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam đang huấn luyện tại Trường Quân sự Quân khu 7.
Bài 5: Đoàn đồng hành và thúc đẩy bứt phá cùng thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 5: Đoàn đồng hành và thúc đẩy bứt phá cùng thanh niên

TTTĐ - Trong dòng chảy mạnh mẽ của kỷ nguyên số, Đoàn Thanh niên đã và đang khẳng định vai trò là "cánh tay nối dài" của thanh niên trên hành trình chinh phục đỉnh cao công nghệ.
Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 4: Đoàn Thanh niên đào tạo “ba-lô số” cho người trẻ

TTTĐ - 80 năm về trước, sau Cách mạng Tháng Tám, 90% dân số Việt Nam còn mù chữ. Khi ấy, chiến dịch lớn “Bình dân học vụ” kéo dân ta thoát khỏi “giặc dốt”, trở thành biểu tượng của tinh thần tự học và học tập suốt đời.
Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

TTTĐ - Với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, cuộc thi thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ là một hành trình để đội viên, thiếu nhi cả nước được trở về với lịch sử, nơi ghi dấu biết bao chiến công, sự hy sinh và những trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ những giai điệu trầm hùng, sâu lắng của bài Quốc ca được vang lên tại các địa danh lịch sử, tình yêu Tổ quốc sẽ được lan tỏa mạnh mẽ.
Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, có những người trẻ dù mang trên mình những khiếm khuyết cơ thể vẫn luôn phấn đấu không ngừng. Họ như những chiến binh số, làm chủ công nghệ, kiến tạo tương lai cho chính mình và lan tỏa nguồn cảm hứng bất tận cho cộng đồng.
Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường

TTTĐ - Vận dụng kiến thức đã học, một nhóm sinh viên Thủ đô đã thực hiện dự án tận dụng phế thải công nghiệp từ môi trường xung quanh để sản xuất vật liệu chống cháy, cách nhiệt ưu việt và thân thiện với môi trường. Dự án được đánh giá rất cao bởi tính ứng dụng thực tiễn và vừa giành giải Nhất cuộc thi I-imPact 2025.
Khơi dậy lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ Thủ đô Nhịp sống trẻ

Khơi dậy lý tưởng sống cao đẹp cho thế hệ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Sáng 23/4, tại Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống” nhằm ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, tri ân thế hệ cha anh đã cống hiến, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; đồng thời thắp lên trong trái tim thế hệ trẻ Thủ đô hôm nay lý tưởng sống cao đẹp, khát vọng cống hiến xây dựng đất nước.
Hành trình “Theo bước chân người anh hùng” của tuổi trẻ Bình Thuận Nhịp sống trẻ

Hành trình “Theo bước chân người anh hùng” của tuổi trẻ Bình Thuận

TTTĐ - Cụm thi đua số 1 - Tỉnh đoàn Bình Thuận vừa tổ chức Hành trình về nguồn với chủ đề “Theo bước chân những người anh hùng” tại thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre) và huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).
Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Ngày 22/4, tại Cung Thanh niên Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư; phát động cuộc thi Sản phẩm Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim 2025).
Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm Nhịp sống trẻ

Bình Thuận: Gần 1.000 đoàn viên đồng loạt ra quân xóa nhà tạm

TTTĐ - Hưởng ứng đợt cao điểm "50 ngày xóa nhà tạm, nhà dột nát" do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Thuận phát động, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động thiết thực, chung tay hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình cách mạng, hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Xem thêm