Bài 1: Lời nguyện cầu cho sông hồ Hà Nội
Quận Tây Hồ tổng lực vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết |
Tầm quan trọng của sông hồ trong đô thị
Những bộ phim, thước ảnh là lăng kính giúp chúng ta nhìn ra thế giới bao la ngoài kia. Thế giới có hình ảnh người bố dẫn con gái băng qua cây cầu nhỏ trên dòng kênh trong vắt, có đôi tình nhân nắm tay nhau nghe tình ca thủ thỉ của gió bên bờ hồ cùng bụi hoa hồng gai đang nở rộ, có những con thuyền lãng đãng trôi sông chở du khách thưởng ngoạn cảnh sắc lung linh chốn đô thị.
Mấy ai không biết đến những con mương xanh mát phủ đầy "mây" trắng bềnh bồng tại xứ sở mặt trời mọc, hồ nước Zurich hùng vĩ bao quanh bởi hoa thơm trái ngọt bốn mùa hay dòng sông Seine lộng lẫy nơi Paris hoa lệ…
![]() |
Sông Tô Lịch chảy qua Thủ đô đầy thơ mộng nhưng dòng nước đang bị ô nhiễm |
Các thước phim này cứ mãi len lỏi trong tâm trí tôi, giá như tôi được trải nghiệm những khung cảnh tươi đẹp như thế ở trong thành phố tôi sống. Nơi cũng có con sông quanh co, uốn lượn, có con mương nước lấp bóng dưới tán cây, có mặt hồ lộng gió in bóng chiều tà.
Sở dĩ ước mơ vẫn mãi chỉ là ước mơ, hành trình lớn lên của tôi chứng kiến dòng nước trong vắt ngày nào trong câu chuyện bà kể ngày càng ô nhiễm, khoác trên mình màu áo đen kịt, hôi thối. Những dòng sông từng là tuyến giao thông đường thủy, từng là nguồn thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, giờ đây chỉ còn chức năng thoát nước cho nội thành Hà Nội.
Trên suốt chiều dài dòng chảy có vô số các cửa cống xả thải trực tiếp không qua xử lí. Diện tích hồ ở thành phố ngày một thu hẹp do nhu cầu xây dựng của con người, nhiều hồ từng là không gian cho người dân thư giãn, mong muốn được hít thở bầu không khí trong lành, giờ đây đang gồng mình kêu cứu.
Giải pháp “cấp cứu” sông hồ
Đến bao giờ dự án cải tạo ô nhiễm môi trường sông, mương, hồ không còn hình hài trên giấy hay chăng hoàn thành đúng kế hoạch, đạt được kết quả như kỳ vọng? Chúng ta được thiên nhiên ưu ái nhưng lại cứ loay hoay không có hành động cụ thể để thoát khỏi khía cạnh xấu của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, để rồi có những dòng sông, mương "chết" ngay trong nội đô.
Các dòng sông đã được kè hai bên bờ và thường xuyên cải tạo, nạo vét nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là nước và không khí vẫn tồn tại do nước thải từ các khu dân cư xung quanh đổ thẳng xuống, một số đoạn sông đang được dự án triển khai tuy nhiên cho đến hiện tại, nước sông vẫn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng do người dân và một số doanh nghiệp còn thiếu ý thức, xả rác, phế thải dầu mỡ nổi lềnh bềnh, kết dính thành từng mảng lớn ngay trên mặt sông, hồ.
![]() |
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thu dọn cá chết trên hồ Tây |
Hà Nội có hàng chục hồ điều hòa lớn nhỏ, đã có nhiều biện pháp được thực thi để bảo vệ môi trường hồ, tuy nhiên hiện tượng cá chết hàng năm cứ đến hẹn lại lên, sau mỗi trận mưa lớn mặt hồ lại được nhuộm màu thuốc đen bẩn cùng rác thải. Thành phố đã có quy định rõ ràng việc xây dựng hệ thống thu gom nước thải, nước mưa riêng biệt, vậy sao những hiện tượng này vẫn cứ tái diễn? Biển cấm câu cá nhưng hiện tượng câu cá vẫn công khai, biển cấm đổ rác phế liệu nhưng rác phế liệu thậm chí còn ôm chân biển cho vững.
Đến bao giờ sông, mương, hồ không còn phải hứng chịu các họng xả nước thải? Đến bao giờ người dân mới có ý thức không xả rác thải để tiết kiệm chi phí và từ bỏ suy nghĩ “tiện”?
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng
