Ai sẽ chỉ định Chủ tịch UBND, HĐND tỉnh sau sáp nhập?
Đề xuất điều chỉnh giờ tàu, đáp ứng nhu cầu đi lại sau sáp nhập Chỉ thực hiện chỉ định lãnh đạo UBND, HĐND trong năm 2025 |
Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (Ủy ban) vừa công bố dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 để lấy ý kiến.
Theo đó, Ủy ban xác định phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013, liên quan đến các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định về đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương.
Dự thảo nghị quyết gồm 2 điều. Điều 1 tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, sửa đổi, bổ sung các quy định về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương.
Trong đó, Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.
![]() |
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nêu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp. |
Theo Điều 2 của dự thảo, khi nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025, các đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước sẽ kết thúc hoạt động.
Khi kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện trong năm 2025 sẽ không tiến hành bầu các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban của HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên UBND tại đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
Chức danh Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp, cũng sẽ không bầu.
Theo đó, căn cứ thông báo của cấp ủy có thẩm quyền quản lý cán bộ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban của HĐND, Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp.
Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp.
Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định Ủy viên UBND của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hình thành sau sắp xếp và chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban của HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Thường trực HĐND cấp xã chỉ định ủy viên UBND của đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Trường hợp đặc biệt, dự thảo nghị quyết nêu rõ cho phép chỉ định nhân sự không phải là đại biểu HĐND giữ các chức danh lãnh đạo HĐND cấp tỉnh, cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, quy định trên nhằm kịp thời thể chế hóa Kết luận số 150 của Bộ Chính trị hướng dẫn xây dựng phương án nhân sự cấp ủy cấp tỉnh thuộc diện hợp nhất, sáp nhập và cấp xã thành lập mới.
Ủy ban đề nghị trong dự thảo nghị quyết có điều khoản chuyển tiếp (khoản 3 Điều 2) quy định việc chỉ định các chức danh của HĐND, UBND và Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan trong đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 và kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện.
Theo lý giải của Ủy ban, đợt sắp xếp đơn vị hành chính lần này có tính chất hết sức đặc biệt với quy mô lớn, kết hợp thực hiện chủ trương về việc không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, các cơ quan thuộc chính quyền địa phương cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động cùng thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
Trong điều kiện tổ chức bộ máy có sự thay đổi, biến động lớn như vậy, thời gian còn lại của nhiệm kỳ HĐND chỉ còn rất ngắn, đại biểu HĐND ở các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp được tập hợp từ nhiều đơn vị hành chính trước đó khó có điều kiện nhận biết, đánh giá chính xác về năng lực của đội ngũ cán bộ sau sắp xếp.
Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu bố trí, sắp xếp cán bộ, đặc biệt cán bộ đang công tác ở cấp huyện đến làm việc ở cơ quan mới tại cấp tỉnh, cấp xã, khai thác tối đa nguồn nhân lực hiện có, việc áp dụng cơ chế chỉ định đối với người giữ chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan UBND, HĐND tại các đơn vị thực hiện sắp xếp là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Cơ chế này chỉ thực hiện trong năm 2025 để phục vụ việc sắp xếp các đơn vị hành chính lần này gắn với nội dung được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp.
Sau bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031 và các năm tiếp theo tiếp tục thực hiện bầu nhân sự bình thường theo đúng quy định hiện hành, HĐND sẽ bầu các chức danh của HĐND và UBND.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Muốn đạt tăng trưởng thì phải đột phá khoa học, công nghệ

Khơi thông tiềm năng khoa học công nghệ, thúc đẩy kinh tế tư nhân

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

Ngày 6/5, Quốc hội sẽ bàn về vấn đề gì?
