Bài 1: Chiếm hồ điều hòa, tổ chức câu cá trái phép
Nghệ An: Nam thanh niên bị đuối nước khi câu cá tại huyện Con Cuông Ba Vì (Hà Nội): Chủ ao cá bắn chết người đi câu trộm Ba Vì (Hà Nội): Bắn chết người câu cá trộm, chủ ao cá lĩnh án chung thân |
Bài 1: Tổ chức câu cá trái phép tại các hồ điều hòa, thu lợi bất chính nhiều năm
Trước tình trạng cá chết hàng loạt trên các hồ tại Hà Nội, ngày 19/9/2017, UBND TP Hà Nội đã có ban hành văn bản số 8866/VP-ĐT về xử lý việc nuôi, thả cá trên các hồ nội thành Hà Nội. Theo đó, UBND TP Hà Nội nghiêm cấm việc nuôi cá, câu cá, đánh lưới và các hoạt động đánh bắt tự phát khác tại các hồ do UBND TP Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận của phóng viên cho thấy, hàng loạt các hồ nước trên bàn Hà Nội đã bị các đối tượng “có máu mặt” chiếm dụng nhiều năm để tổ chức câu cá trái phép, thu lợi bất chính.
Biến công viên thành nơi câu cá trái phép
Hồ điều hòa Thành Công rộng gần 6ha, nằm trong Công viên Indira-Gandhi (thuộc phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Hàng ngày, ven hồ Thành Công là nơi đi dạo, tập thể dục của rất nhiều người dân.
![]() |
Hồ Thành Công biến thành nơi câu cá trái phép |
Hiện nay, hồ Thành Công do Xí nghiệp quản lý duy trì hồ (thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) quản lý phần mặt nước và Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội quản lý phần công viên.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, mặt nước hồ Thành Công đã bị một số đối tượng chiếm dụng trái phép làm nơi thả cá và tổ chức câu cá có thu tiền. Anh N.Đ.T, một người câu cá ở hồ Thành Công cho biết, mỗi ca câu 5 tiếng ở đây có giá 300 nghìn đồng, nếu câu liền 2 ca 10 tiếng là 500 nghìn đồng. Mỗi ngày, trung bình có vài chục cần thủ đến đây câu cá, bất kể ngày hay đêm.
Để thu hút các cần thủ đến câu, hàng tuần, những đối tượng chiếm dụng hồ này đều cho người thả hàng tấn cá xuống hồ Thành Công. Những lần thả cá, các đối tượng ngang nhiên quay video clip phát trực tiếp trên mạng xã hội và mời những người câu đến chứng kiến. Số lượng cá thả mỗi lần lên đến hàng trăm con các loại như trắm đen (trung bình từ 7 đến 10kg/con), chép từ vài kg/con trở lên.
![]() |
Các cần thủ câu cá tại hồ Đầm Sòi |
Còn tại hồ Đầm Sòi (phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội) tình trạng câu cá trái phép cũng diễn ra tương tự. Tại thời điểm phóng viên có mặt, bất chấp trời nắng nóng, hàng chục cần thủ câu đài (câu cần đơn, không gắn máy) vẫn đang che ô, tập trung câu cá quanh hồ. Giá câu cá ở đây là 300 nghìn đồng 1 ca, còn câu 2 ca chỉ phải trả 500 nghìn đồng.
Số lượng cá thả dưới hồ được niêm yết công khai trên mạng xã hội với 1.500 trắm đen có trọng lượng từ 6 đến 20kg, 6 tấn trôi từ 3 đến 10kg, 6 tấn chép từ 2 đến 4kg... Số điện thoại của đối tượng được giao quản lý hồ cũng công khai trên mạng xã hội để người câu cá tiện liên hệ.
Những “lệnh cấm” trên giấy
Được dân câu đánh giá là một trong những hồ có dịch vụ câu cá lớn nhất Hà Nội, hồ Định Công (cũng thuộc phường Định Công) với diện tích khoản hơn 20ha. Hồ này cũng do Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội quản lý.
![]() |
Biển cấm câu cá được đặt tại hồ Định Công |
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều hồ khác, nơi này cũng bị một số đối tượng chiếm dụng để thả và tổ chức câu cá có thu tiền trái phép. Hàng tuần, số lượng cá được các đối tượng thả xuống hồ này rất lớn, khoảng 400 con trắm đen có trọng lượng từ 7 đến 9kg/con.
Bù lại, đây là hồ được những người đi câu đánh giá thu hút nhiều cần thủ đến nhất. Mỗi ngày, hàng trăm cần thủ ở các nơi kéo đến đây để câu cá. Giá vé câu cá cũng được các đối tượng chiếm hồ này công khai trên mạng xã hội là 300 nghìn đồng 1 ca/4h30 phút, 500 đồng/2 ca đối với cần câu lục, đối với cần câu đài là 200 đồng 1 ca/5giờ.
Theo ghi nhận của phóng viên, mặc dù xung quanh hồ Định Công chính quyền địa phương đã đặt biển cấm câu cá nhưng không có tác dụng. Hàng chục cần thủ vẫn ngồi xung quanh hồ thi nhau câu cá. Hàng tuần, các đối tượng chiếm dụng hồ vẫn phát video trực tiếp thả cá xuống hồ. Những con cá cần thủ câu lên cũng được các đối tượng phát trực tiếp trên mạng xã hội nhằm lôi kéo người đến đây câu.
![]() |
Người dân thản nhiên câu cá ở hồ Định Công |
Điều đáng nói, hồ Định Công là nơi rất tai tiếng với tình trạng câu cá trái phép. Mỗi khi báo chí đăng tải về thực trạng này, chính quyền địa phương lại phối hợp với công an ra quân xử lý. Tuy nhiên, chỉ sau đó một thời gian ngắn, các đối tượng chiếm dụng hồ lại tiếp tục cho câu cá trở lại.
Không chỉ câu cá trái phép, các hồ này còn công khai tổ chức các cuộc thi câu cá trao thưởng bằng tiền dưới nhiều hình thức khác nhau có dấu hiệu của hành vi đánh bạc. Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin trong bài tiếp theo...
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo
