Tấp nập chợ hoa trước ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
TTTĐ - Trước ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhộn nhịp người mua, kẻ bán.
Sau một thời gian dài đóng cửa thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống Covid-19, ghi nhận vào rạng sáng 19/10, chợ hoa Quảng An (Hà Nội) bất ngờ sôi động trở lại.
![]() |
Trước ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chợ hoa Quảng An (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) bất ngờ tấp nập khách đến mua hoa sau nhiều ngày giãn cách xã hội |
![]() |
Chợ hoa đêm Quảng An là chợ hoa tươi đầu mối lớn nhất của miền Bắc, tụ họp các loại hoa từ những vùng nổi tiếng trồng hoa ở Hà Nội như: Tây Tựu, Gia Lâm, Đông Anh... và cả những loại hoa từ Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Hằng năm, chợ đông đúc, nhộn nhịp nhất vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết, 20/10... |
![]() |
Dịp lễ năm nay, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng chợ Quảng An vẫn có đa dạng loại hoa, màu sắc để người dân lựa chọn. Mặc dù ở chợ đầu mối song giá hoa năm nay được nhận định là cao hơn so với mọi năm |
![]() |
Theo tiểu thương ở chợ chia sẻ, năm nay hầu hết các loại hoa đều tăng giá do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc giao thương, vận chuyển khó khăn hơn. Gần đến ngày 20/10, nhu cầu mua hoa của người dân cao. Ít biến động nhất là hoa hồng với giá bán lẻ 5.000 - 6.000 đồng/bông. Khi mua 20 bông trở lên giá chỉ còn 4.000 đồng/bông |
![]() |
Chợ hoa Quảng An đông đúc, các tiểu thương, thương lái hối hả vận chuyển hoa. Tại chợ thời điểm này, không chỉ có những tiểu thương đi mua hoa buôn, hoa sỉ mà nhiều người vì muốn lựa chọn được hoa tươi, giá rẻ hơn, đa dạng hơn nên nhiều người dân đến xem hoa, mua hoa lẻ theo bó |
![]() |
Đối với hoa hồng nhập từ Lào Cai về giá 80.000 đồng/10 bông nhưng thường được bó sẵn 20 bông với giá 150.000 - 160.000 đồng/bó. Trong khi đó, giá hồng ta trồng khu vực ngoại thành Hà Nội loại bông lớn đã nở đẹp, tươi, bó giấy bạc (nhiều tiểu thương có cài thêm lá trang trí) được bán với giá 220.000 đồng/bó lớn |
![]() |
Nhiều tiểu thương nhận bó các bó hoa như hồng, ly, salem... với giá từ 80.000 đến 150.000 đồng |
![]() |
Thị trường hoa năm nay đa dạng hơn nên khách hàng cũng có thêm nhiều chọn lựa. Các bạn trẻ cũng không bỏ qua dịp này để lựa chọn những loại hoa yêu thích cho mình, đồng thời tặng những người phụ nữ thân yêu |
![]() |
Khách mua nườm nượp khiến nhiều tiểu thương tại đây không giấu nổi niềm vui trong ánh mắt |
![]() |
Từ khi Hà Nội gỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội ngày 21/9, chợ hoa Quảng An tuy được mở cửa trở lại nhưng luôn trong tình trạng đìu hiu, vắng bóng khách mua nên dịp 20/10 năm nay là cơ hội "làm nóng" không khí chợ |
![]() |
Anh Lê Văn Hùng - vận chuyển hoa tại chợ chia sẻ: "Những bó hoa này được vận chuyển ra từ Đà Lạt, giờ được phân loại và xếp gọn gàng sau đó sẽ chuyển đi đến các chợ và cửa hàng hoa trên địa bàn Hà Nội theo đơn đặt hàng của khách" |
![]() |
Không chỉ là chỗ bán hoa của nông dân các làng hoa ngoại thành Hà Nội, mà chợ Quảng An còn có hoa tươi từ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Sa Pa, Đà Lạt theo xe lạnh chuyển về. Cánh đàn ông cũng không ngại sáng sớm, ra chợ chọn cho người phụ nữ mình yêu những loại hoa ứng ý |
![]() |
Dòng người đông đúc tại chợ hoa Quảng An hâm nóng không khí trước ngày 20/10 |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề
TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống
TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa
TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh
TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…
TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội
TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội đã có bài tham luận với chủ đề "Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí.

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người
TTTĐ - Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Trong suốt 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội, thành phố luôn trở thành địa phương luôn tiên phong, đi đầu trong xây dựng con người và phát triển văn hóa.

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc
TTTĐ - Tại Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025, đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có bài tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực".

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội
TTTĐ - Ngày 28/3 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 khẳng định từ những kết quả đạt được, chúng ta cảm thấy tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội.