Tag

Sinh viên có đang lạm dụng trí tuệ nhân tạo trong học tập?

Nhịp sống trẻ 23/09/2024 21:09
aa
TTTĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến và thâm nhập sâu rộng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có giáo dục. Tuy nhiên, nếu không sử dụng một cách hợp lý, AI cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Trí tuệ nhân tạo - thách thức và cơ hội với báo chí Nở rộ các nhóm về trí tuệ nhân tạo AI thu hút giới trẻ

Với khả năng tiếp cận thông tin khổng lồ và các công cụ học tập thông minh, AI đã và đang mang đến nhiều lợi ích cho sinh viên.

Công cụ hỗ trợ đắc lực

Là ngôi trường đặc thù tiếp xúc với ngoại ngữ hàng ngày, bạn Thu Hương, sinh viên năm cuối Đại học Ngoại ngữ cho rằng bản thân thường dùng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ dịch và tìm tài liệu quốc tế. AI khiến cho việc học tập trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. “Mình thường xuyên sử dụng trí tuệ nhân tạo để dịch các tài liệu nghiên cứu và bài báo khoa học. Công cụ này đã giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức”, Thu Hương cho hay.

Bạn Khuất Bảo Ngọc, sinh viên năm cuối chuyên ngành Báo mạng điện tử tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền thường sử dụng công cụ ChatGPT để hỗ trợ việc học tập. Bảo Ngọc nói: “Có những bài luận, dùng trí tuệ nhân tạo đã giúp mình cải thiện kĩ năng viết cũng như cung cấp thông tin một cách nhanh chóng”.

Nhiều bạn sinh viên tìm hiểu kiến thức thông qua công cụ AI
Nhiều bạn sinh viên tìm hiểu kiến thức thông qua công cụ AI

Còn Phương Nhi, sinh viên năm hai chuyên ngành Báo Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: “Bản thân tôi từng sử dụng AI (cụ thể là phần mềm ChatGPT) khi làm một số bài tập nhỏ khi giáo viên yêu cầu tìm thông tin nhanh ngay tại lớp. Tôi đánh giá cao sự hiệu quả cũng như nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đem lại khi chỉ 1-2 giây đã có một câu trả lời hoàn chỉnh và đầy đủ cho một bài tập cơ bản”.

Định hướng đúng với thực tế

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và học tập. Tuy nhiên, việc lạm dụng trí tuệ nhân tạo trong học tập có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Một trong số đó là mất đi sự cống hiến và nỗ lực cá nhân. Khi sử dụng AI để làm bài tập hay làm bài kiểm tra, sinh viên có thể bỏ qua quá trình tìm hiểu và tự suy nghĩ, dẫn đến việc họ không thực sự nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên mà còn ảnh hưởng đến phát triển cá nhân và sự chuẩn bị cho công việc sau này.

Theo TS. Hoàng Thị Mai, Trưởng khoa Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, công nghệ AI giúp các bạn học sinh, sinh viên có thể nhanh chóng tìm được phương án giải quyết vấn đề, tiết kiệm thời gian, công sức. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo hỗ trợ học tập cá nhân hoá (phù hợp đặc điểm, nhu cầu,… của từng người học).

Tuy nhiên, mặt hạn chế khi sử dụng AI để học tập là làm giảm khả năng tư duy độc lập của người dùng, dẫn đến việc phụ thuộc vào AI, từ đó làm giảm kỹ năng giải quyết vấn đề, giảm tư duy phê phán. Ngoài ra, sinh viên lạm dụng AI trong học tập sẽ dẫn đến thiếu hiểu biết sâu sắc, hạn chế kỹ năng nghiên cứu: có thể học sinh, sinh viên chỉ hiểu trên bề mặt, thiếu kỹ năng đánh giá thông tin.

Phụ thuộc quá mức quá mức vào công nghệ, các bạn học sinh, sinh viên sẽ bị hạn chế khả năng tự học khi không còn AI trợ giúp, hạn chế khả năng tương tác xã hội…

Để hạn chế sinh viên sử dụng công nghệ AI trong làm bài tập, giáo viên luôn  đổi mới phương pháp giảng dạy
Để hạn chế sinh viên sử dụng công nghệ AI trong làm bài tập, giáo viên luôn đổi mới phương pháp giảng dạy (ảnh minh hoạ)

Để hạn chế việc sinh viên lạm dụng AI trong học tập, TS. Hoàng Thị Mai cho rằng, các thầy cô nên điều chỉnh phương pháp đánh giá như: Tăng cường các bài kiểm tra tại lớp, không cho phép học trò sử dụng thiết bị điện tử; thiết kế các bài tập đòi hỏi tư duy phản biện và sáng tạo, khó để AI thay thế. Ngoài ra, cần đánh giá học sinh, sinh viên theo quá trình, không nên đánh giá kết quả cuối cùng.

Thầy cô cũng nên tăng cường hình thức tổ chức dạy học cộng tác, thảo luận, dự án; Khuyến khích học sinh trình bày ý tưởng và lý giải cách thức giải quyết vấn đề của mình; Cá nhân hoá nội dung học tập như: giao các nhiệm vụ cần huy động kinh nghiệm cá nhân hoặc quan sát trực tiếp của học sinh, sinh viên. Yêu cầu học trò liên hệ nội dung học với cuộc sống cá nhân; Phát triển kỹ năng tổng hợp, phân tích và đánh giá nguồn thông tin cho học sinh.

Nhiều trường đại học cũng đã đưa ra giải pháp như ứng dụng công nghệ và đổi mới phương pháp giảng dạy. Theo đó giảng viên luôn sáng tạo những câu hỏi đòi hỏi sinh phải biện luận cho việc đúng hay sai, điều này AI không làm được. Hoặc cũng có thể người dạy đưa ra những bài toán không có lời giải bắt buộc sinh viên phải suy nghĩ, hay những bài giải cần tư duy logic thì máy tính sẽ không thực hiện được bởi AI chỉ thực hiện trả lời đúng hoặc sai.

Trí tuệ nhân tạo có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho việc học tập hiện nay. Tuy nhiên, việc sử dụng AI trong học tập cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh mất đi sáng tạo cá nhân và gây ra sự không công bằng. Đồng thời, cần phát huy vai trò của thầy, cô giáo, giảng viên trong quá trình giảng dạy để có thể phát hiện và tìm ra phương pháp hạn chế sinh viên sử dụng AI trong học và làm bài tập.

Đọc thêm

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025 Camera 360 trẻ

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai Nhịp sống trẻ

Thanh niên nghe chuyện lịch sử, viết tiếp tương lai

TTTĐ - Tháng 4, tháng của những khúc tráng ca lịch sử dân tộc, ngày 17/4, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình “Kể chuyện lịch sử - Tiếp lửa truyền thống” nhằm ôn lại chặng đường hào hùng và tri ân những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc; đồng thời nói lên lý tưởng, khát vọng của thế hệ trẻ Thủ đô hôm nay, tiếp lửa truyền thống - cống hiến sức trẻ trong công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước.
Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khi người trẻ trở thành nguồn cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ cho xã hội

TTTĐ - Bản lĩnh, trách nhiệm, nhiệt huyết, đó là những gì người ta nhắc đến khi nói về Đỗ Thu Thảo Nguyên - một nữ thanh niên trẻ, một đảng viên tích cực, luôn hăng hái, nhiệt huyết vì các hoạt động cộng đồng, là nguồn cảm hứng cho các đoàn viên, thanh niên, sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu" Camera 360 trẻ

Tô thắm Thủ đô bằng "Màu cờ tôi yêu"

TTTĐ - Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), tinh thần yêu nước được tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa trên mạng xã hội nhờ những trào lưu tích cực, truyền cảm hứng.
Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai Camera 360 trẻ

Hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên các cấp được triển khai

TTTĐ - Theo Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, với nhiều kết quả nổi bật, Tháng Thanh niên 2025 đã diễn ra sôi nổi, mang tính hành động và hướng về cơ sở.
Xem thêm