Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao

Những năm qua, diện mạo Hà Nội ngày càng thay đổi. Hàng loạt khu đô thị mới văn minh, hiện đại ra đời từ những khu phố cũ, đồng ruộng sình lầy; Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình đầu mối như cầu, đường vành đai đô thị, đường sắt đô thị, hệ thống cấp, thoát nước, xử lý môi trường từng bước được triển khai xây dựng theo quy hoạch. Giao thông đô thị cũng được cải thiện từng bước. Bộ mặt Thủ đô càng đổi thay khi nhìn từ trên cao.

Cầu Nhật Tân nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) đến điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại Km7+100, xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh). Công trình kết nối trung tâm thành phố với các khu công nghiệp ở phía Bắc, đồng thời hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và rút ngắn khoảng cách đến sân bay quốc tế Nội Bài.

Cầu Nhật Tân là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam với 5 trụ tháp của phần cầu chính đại diện cho 5 cửa ô của Thủ đô chào đón bạn bè quốc tế từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố.

Cầu Nhật Tân là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam với 5 trụ tháp của phần cầu chính đại diện cho 5 cửa ô của Thủ đô chào đón bạn bè quốc tế từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố

Bãi giữa sông Hồng như "viên ngọc" của Thủ đô, có hình hài như một con thuyền lớn, mang ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, lịch sử. Các nhà khoa học cho rằng, lâu nay mảnh đất này chưa được khai thác hết tiềm năng và giá trị. Theo quyết định của UBND TP Hà Nội, phân khu quy hoạch này có diện tích gần 11.000ha, trong đó sông Hồng chiếm 3.600ha (33%), đất bãi sông trên 5.400ha (50%).

Cầu Nhật Tân còn là biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nhật.

Cầu Nhật Tân còn là biểu tượng tình hữu nghị Việt - Nhật

Diện mạo Hà Nội thay đổi theo từng ngày kể từ khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Sau khi sáp nhập, Hà Nội trở thành Thủ đô lớn thứ 17 trên thế giới với tổng diện tích hơn 3.300km2 (gấp 3,6 lần trước đó), tổng số dân tăng từ 3,4 triệu lên 6,2 triệu người.

Trong số các dự án lớn nổi bật của thành phố, cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống, nằm trên Quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội (huyện Đông Anh) và phường Ngọc Thụy (quận Long Biên). Hà Nội được biết đến với vai trò là đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có trách nhiệm đóng góp một phần cho việc phát triển kinh tế toàn vùng nói riêng và cả nước nói chung.

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao
Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao

Sau khi mở rộng địa giới, tốc độ tăng dân số của Hà Nội rất nhanh. Dân số Thủ đô mỗi năm tăng trung bình 160.000 (tương đương một huyện), dự kiến sau 10 năm nữa từ 8,5 triệu người năm nay lên gần 10 triệu vào 2030. Hiện nay còn 2 quy hoạch phân khu chưa được triển khai, đó là quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống. Tháng 4 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố các đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và quy hoạch phân khu sông Đuống, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng).

Bên cạnh đó, một trong số những công trình giao thông trọng điểm được đông đảo người dân Hà Nội kỳ vọng là tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Tuyến đường sắt trên cao khác của Hà Nội là Nhổn - ga Hà Nội, có chiều dài 12,5km, sẽ vận chuyển 8.600 hành khách/giờ trong thời gian đầu, trước khi tăng lên mức vận chuyển tới 23.900 hành khách/giờ. Theo tính toán, khi đưa vào hoạt động, công trình này sẽ tiết giảm tương đương 20.000 tấn khí tải CO2 gây hiệu ứng nhà kính mỗi năm, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu.

Hồ Gươm sống động, hiện đại và lấp lánh dưới nắng chiều muộn

Cầu Nhật Tân là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam với 5 trụ tháp của phần cầu chính đại diện cho 5 cửa ô của Thủ đô chào đón bạn bè quốc tế từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố.

Sau khi quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt năm 2011, Hà Nội liên tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện hệ thống đô thị. Tuy nhiên, do điều kiện sáp nhập ranh giới hành chính năm 2008 và định hướng quy hoạch Thủ đô đòi hỏi cần có sự xác định lại ranh giới hành chính đô thị của một số địa phương, tạo điều kiện để có đơn vị hành chính quản lý các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái theo quy hoạch. Việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai hiện có đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô theo quy hoạch và tầm nhìn tới năm 2030.

Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị sẽ tạo bước đột phá cho Hà Nội. Trong đó, nâng cao chất lượng quy hoạch được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Quy hoạch phải đi trước một bước, để định hình hướng phát triển của Hà Nội một diện mạo xứng tầm đô thị hiện đại, có vị thế ở khu vực và thế giới.

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp Hà Nội nhìn từ trên cao

Bài viết: Phạm Mạnh