Tag

Nghị quyết đặc biệt

Doanh nghiệp 08/05/2025 10:43
aa
TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Nghị quyết 68-NQ/TW là "cuộc cách mạng" về tư duy và thể chế

BƯỚC NGOẶT CỦA TƯ DUY

Hai ngày nay, khi Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị chính thức được công bố rộng rãi, cộng đồng doanh nghiệp từ nhỏ đến bé đều khấp khởi vui mừng, bởi họ đã một "đòn bẩy" mới để bứt phá, góp phần cho một Việt Nam thịnh vượng, đúng như bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" cách đây gần 2 tháng của người đứng đầu Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trong Nghị quyết 68-NQ/TW có rất nhiều điểm đặc biệt, nhưng có lẽ "đặc biệt của đặc biệt" trong nghị quyết này chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...

Theo đó, Nghị quyết số 68-NQ/TW nêu rõ việc sửa đổi các quy định về pháp luật hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự để bảo đảm nguyên tắc khi xử lý các sai phạm, vụ việc về dân sự kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước, cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại.

Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì kiên quyết không áp dụng xử lý hình sự. Trường hợp đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

Không hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp. Đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng phải sớm có kết luận, tránh ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án.

MỘT NGHỊ QUYẾT ĐẶC BIỆT
Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình)

Chia sẻ về việc này, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) cho rằng, việc gia nhập thị trường dễ dàng nhưng doanh nghiệp vẫn phải chịu những rủi ro về thể chế và kinh doanh, thì điều đó sẽ tác động đến tâm lý đồng thời làm giảm sự sáng tạo (không dám đổi mới). Kinh doanh không tránh được những sai lầm và cần phải cho họ có cơ hội để sửa sai và làm lại, đây là tạo dựng môi trường kinh doanh.

"Lo lắng lâu nay của doanh nghiệp là rủi ro thể chế, dẫn tới việc họ không dám làm lớn. Tuy nhiên, trong kinh doanh, doanh nghiệp khó tránh khỏi sai lầm. Do đó, tôi cho rằng một số điểm rất mới của Nghị quyết số 68-NQ/TW là hướng đến việc tăng sự bảo vệ cho doanh nghiệp, cho họ có cơ hội sửa sai", ông Hiếu chia sẻ.

Theo ông Hiếu, Nghị quyết số 68-NQ/TW đưa ra quan điểm tăng bảo vệ doanh nghiệp trong đảm bảo quyền sở hữu tài sản, tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ thực thi theo hợp đồng. Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp phải dựa trên quyền tự do này.

Nghĩa là, cơ quan quản lý sẽ phải hỗ trợ, tư vấn để doanh nghiệp doanh nhân được bảo đảm quyền sở hữu tài sản, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong tiếp cận cơ hội kinh doanh và nguồn lực như vốn, đất đai, công nghệ, nhân lực, dữ liệu...

Cùng với đó, trách nhiệm tách bạch giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ cá nhân và pháp nhân trong xử lý vi phạm cũng được phân định rõ tại nghị quyết lần này. Đây là điểm quan trọng, bởi thực tế vi phạm của một cá nhân không đại diện cho doanh nghiệp. Việc xử lý vi phạm cá nhân gắn với doanh nghiệp như lâu nay, vô hình trung ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của chính đơn vị đó.

Nghị quyết đặc biệt
Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa các quy định của Nghị quyết đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các cấp, ngành

"Chủ trương tăng bảo vệ doanh nghiệp được thể hiện qua quan điểm xử lý các sai phạm tùy theo mức độ. Trong đó, nếu buộc phải xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước, không hình sự hóa quan hệ kinh tế. Sự bảo vệ này sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển bền vững, họ có trách nhiệm rõ ràng và khi sai có cơ hội sửa", ông Hiếu nói thêm.

Cũng theo ông Hiếu, Nghị quyết số 68-NQ/TW nhấn mạnh đến việc cắt bỏ tất cả những sự phiền hà, thay đổi tư duy quản lý Nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm đồng thời tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai Nghị quyết là rất cần thiết, để đảm bảo tính hiệu quả và đồng bộ.

Do vậy, ông Hiếu cho rằng Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể hóa các quy định của Nghị quyết đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các cấp, ngành.

THỰC THI PHẢI THỰC CHẤT

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình cũng chia sẻ, để Nghị quyết số 68-NQ/TW đi vào thực tế, đòn bẩy thực chất cho doanh nghiệp tư nhân thì cần sự phối hợp chặt chẽ, bình đẳng, xác định rõ trách nhiệm từng cấp, cá nhân giữa chính quyền (cán bộ, công chức) và doanh nghiệp trong thực thi các chính sách, nghị quyết.

Theo ông Nguyễn Văn Thân, chính sách đã có khi Nghị quyết số 68-NQ/TW đã được ban hành. Tuy nhiên, Đảng đã mở cửa, nhưng bước vào “bên trong căn nhà”, tức là bộ máy hành chính, hay việc thực thi cũng không phải là một bài toán đơn giản.

MỘT NGHỊ QUYẾT ĐẶC BIỆT
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đại biểu Quốc hội đoàn Thái Bình

Ông Thân cho biết, nhiều doanh nghiệp nói với ông rằng họ lo ngại không phải vì chính sách không tốt, mà vì chính sách thay đổi quá nhanh, quá bất nhất. Hôm nay thế này, ngày mai thế khác, rồi mỗi nơi hiểu một kiểu, thực hiện một kiểu.

"Chúng tôi cần sự đồng bộ. Mà để làm được điều đó phải có cán bộ tốt, có tâm, có năng lực và dám chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp giống như người lính ra chiến trường có chí, có vốn, có mong muốn cống hiến nhưng nếu cán bộ địa phương, công chức hành chính không đồng hành, không thiện chí, thì khó mà đi xa.

Chúng tôi không xin đặc quyền, đặc lợi gì cả. Chúng tôi chỉ cần sự bình đẳng, minh bạch, trách nhiệm và tôn trọng từ chính quyền. Đó là cái mà cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi nhất lúc này", ông Thân chia sẻ.

Chủ tịch Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cũng nhấn mạnh, Nghị quyết số 68-NQ/TW chính là một bước ngoặt, giống như một “cú hích tinh thần” rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp. Cộng đồng doanh nghiệp thấy được sự công nhận thật sự, chứ không còn là mang tính định hướng như ngày xưa

Ông Thân cũng cho biết, Nghị quyết số 68-NQ/TW giúp cởi trói về tư duy. Trước kia, nói tới kinh tế tư nhân là người ta nghĩ tới đầu cơ, tới lợi ích cá nhân, nhưng ây giờ thì khác, Nhà nước đã xác định rõ kinh tế tư nhân là một trụ cột, là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, mà đã là trụ cột thì phải được tạo điều kiện để phát triển.

Tương tự, TS Vũ Thành Tự Anh (Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright) đánh giá, Nghị quyết số 68-NQ/TW mới được ban hành đã xác định khu vực kinh tế tư nhân là trung tâm của quá trình phát triển và là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia.

Tuy nhiên, để khu vực tư nhân phát huy được vai trò này, cần đồng thời xây dựng một Nhà nước kiến tạo và phát triển. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, khi tái định vị vai trò trung tâm của doanh nghiệp tư nhân thì cũng cần đặt lại vai trò trung tâm của bộ máy thiết kế, thực thi chính sách, đội ngũ cán bộ, công chức.

"Chúng ta cũng cần phải tăng cường năng lực Nhà nước để có thể điều phối, quản lý kinh tế ngày càng hiệu quả trong một nền kinh tế ngày càng trở nên phức tạp, không chỉ ở bên ngoài mà cả bên trong", TS Vũ Thành Tự Anh chia sẻ.

Trên cơ sở đó, TS Vũ Thành Tự Anh đề xuất xây dựng "năng lực động" cho Nhà nước, tức là năng lực học hỏi, thử nghiệm, thích nghi và hợp tác giữa các bộ ngành, lĩnh vực và các cấp chính quyền để đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp.

TS Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh 3 cấp độ năng lực. Đó là, năng lực của Nhà nước thể hiện qua tính chính danh và cam kết chính trị cao đối với sứ mệnh phát triển; năng lực chính sách thể hiện qua sự đảm bảo sự nhất quán trong thiết kế, phối hợp hiệu quả giữa các công cụ và sự linh hoạt trong thực thi; năng lực hành chính thể hiện qua việc xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, chủ động và có khả năng điều chỉnh linh hoạt theo thực tiễn.

Theo vị chuyên gia, nếu thiếu các năng lực này, các cải cách và chính sách dù giàu tham vọng cũng có nguy cơ bị phân mảnh, ngắn hạn hoặc rơi vào sự chi phối của các nhóm lợi ích. Cán bộ, công chức không chỉ có năng lực mà còn phải dấn thân, liêm chính và thực sự tự hào vì được đồng hành với doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

Đọc thêm

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể Kinh tế

Phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đặt ra những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể và các giải pháp đột phá nhằm phát huy tối đa vai trò của khu vực kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” và là “lực lượng tiên phong” của nền kinh tế…
Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng Doanh nghiệp

Chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy điện gió hơn 1.000 tỷ đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện gió SCI Hướng Việt, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.018 tỷ đồng.
Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân

Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới Doanh nghiệp

Nestlé tiếp tục mục tiêu nâng cao giá trị nông sản Việt với khoản đầu tư mới

TTTĐ - Vào những năm 1990, khi Việt Nam khởi đầu hành trình hội nhập kinh tế toàn cầu, Đồng Nai – một vùng đất chiến lược phía Nam – đối mặt với nhiều thách thức: Hạ tầng chưa đồng bộ, logistics còn hạn chế và môi trường đầu tư chưa hoàn toàn sẵn sàng cho dòng vốn FDI.
Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường? Doanh nghiệp

Vì sao bùng nổ doanh nghiệp gia nhập và trở lại thị trường?

TTTĐ - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương đã lý giải những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại Nhịp sống phương Nam

KSB ra mắt diện mạo mới, hướng tới tập đoàn đa ngành hiện đại

TTTĐ - Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước chuyển mình chiến lược trong hành trình hơn 30 năm phát triển.
Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024 Doanh nghiệp

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005–2024

TTTĐ - Ngày 6/5, theo kết quả công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, tỉnh Long An xếp thứ 3 toàn quốc với 72,64 điểm, tăng 1,7 điểm so với năm 2023. Đáng chú ý, trong suốt 20 năm triển khai PCI tại Việt Nam, Long An được xếp vị trí thứ 2 trong nhóm các địa phương cải cách mạnh mẽ và bền bỉ nhất cả nước.
Xem thêm