Làm rõ trách nhiệm của cấp tỉnh trong giám sát, hỗ trợ cấp xã
Thông qua nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 7/5 các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được sửa đổi toàn diện tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là chính quyền địa phương. Hiện luật đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giúp địa phương tự quyết định, thực hiện, và chịu trách nhiệm. Lần sửa đổi này tiếp tục cần thiết để đáp ứng các chủ trương mới về tinh gọn bộ máy.
![]() |
Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ Hà Nội |
Đảm bảo không gián đoạn trong thời điểm chuyển tiếp
Tham gia thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đại biểu Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ đồng tình với việc sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và khẳng định: Việc sửa đổi là cần thiết để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về sắp xếp tinh gọn bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, không còn cấp huyện.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội băn khoăn về quy định chuyển tiếp tại điều 54 khi thiết kế lẫn lộn giữa các quy định chung và riêng, gây khó khăn trong thực thi. Vì vậy, đề nghị đưa các nội dung liên quan đến đợt sắp xếp này vào nghị quyết riêng, còn luật nên tập trung vào các quy định dài hạn. Cụ thể, tại khoản 6 điều 54, dự thảo Luật quy định trong thời hạn 15 ngày, từ ngày 1/7 - 15/7/2025, các đơn vị hành chính cấp xã và phường mới sẽ bàn giao công việc.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, các dịch vụ công thiết yếu như cấp giấy khai sinh, khai tử, hay xác nhận hồ sơ học tập vẫn phải được thực hiện. "Vấn đề là ai sẽ chịu trách nhiệm xử lý các thủ tục này nếu các đơn vị hành chính cũ không còn tồn tại? Đây là câu hỏi cực kỳ quan trọng", Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nêu.
Theo Chủ tịch Trần Sỹ Thanh, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 7/5 đã thống nhất một quan điểm xuyên suốt: Từ 0 giờ ngày 1/7/2025, khi các đơn vị hành chính cũ ngừng hoạt động, đến 23 giờ cùng ngày, mọi dịch vụ công thiết yếu phải được đảm bảo vận hành trôi chảy. Các dịch vụ như xác nhận giấy tờ, cấp giấy khai sinh, hay hỗ trợ thủ tục học tập không được gián đoạn.
"Tôi đề nghị các Ủy ban của Quốc hội phối hợp chặt chẽ để rà soát kỹ lưỡng khoản 6 Điều 54, đảm bảo từ 0 giờ ngày 1/7, các đơn vị hành chính mới hoạt động ngay lập tức, không để xảy ra khoảng trống pháp lý hoặc gián đoạn dịch vụ công", đại biểu Trần Sỹ Thanh đề xuất.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu thảo luận |
Làm rõ hơn trách nhiệm của cấp tỉnh
Góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội) cho biết, khoản 4, điều 11 của dự thảo Luật là quy định mới được bổ sung, cho phép UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh, hoặc UBND, Chủ tịch UBND cấp xã trong trường hợp cần thiết.
Đại biểu Phương Thủy cho rằng quy định này phù hợp, bởi khi không còn chính quyền cấp huyện, phần lớn nhiệm vụ và quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về cấp xã.
Tuy nhiên, quy định “trong trường hợp cần thiết” còn chung chung, chưa thể hiện rõ trách nhiệm của cấp tỉnh trong việc theo dõi, đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của cấp xã. Với mô hình chính quyền cấp xã mới, nhiệm vụ tăng lên đáng kể, trong khi bộ máy còn mới và năng lực, trình độ giữa các địa phương chưa đồng đều...
Đại biểu đề nghị điều chỉnh quy định để làm rõ hơn trách nhiệm của cấp tỉnh trong việc giám sát và hỗ trợ cấp xã.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Bùi Huyền Mai phát biểu thảo luận |
Phát biểu thảo luận, đại biểu Bùi Huyền Mai bày tỏ đồng tình với quy định tại điểm d, khoản 2, quy định cấp tỉnh có quyền thực hiện nhiệm vụ của cấp xã trong trường hợp cần thiết. Đồng thời cho rằng, quy định này chỉ nên dừng ở mức nguyên tắc, vì nếu cụ thể hóa sẽ gây khó khăn trong thực thi.
Các cơ quan chuyên môn của chính quyền địa phương nên được trao thẩm quyền để cụ thể hóa trong các quy chế làm việc. Đại biểu cũng cho rằng, quy định về thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến từ hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên cho cấp tỉnh tại điểm g, khoản 2, là quá chi tiết và không khả thi.
"Với Hà Nội, dự kiến còn 126 xã và phường, việc yêu cầu cấp tỉnh giải quyết mọi vấn đề liên quan đến từ hai đơn vị hành chính trở lên sẽ gây quá tải. Tôi đề nghị quy định theo nguyên tắc: Một đơn vị hành chính chủ trì, các đơn vị khác phối hợp, dưới sự chỉ đạo chung của cấp tỉnh. Điều này vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa khả thi trong thực tiễn", đại biểu Huyền Mai đề xuất.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cử cán bộ tỉnh xuống xử lý công việc cấp xã

Lý giải việc chỉ định các chức danh HĐND, UBND sau sắp xếp

Đảm bảo các đơn vị hành chính mới hoạt động từ 0h ngày 1/7

Xem xét kỹ khái niệm "người có tài năng" trong hoạt động công vụ

Quân chủng Hải quân đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ 3

Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp điều hành công việc của cấp xã khi cần thiết

Chính thức đề xuất chỉ định lãnh đạo tỉnh, thành sau sáp nhập

Ba lần Bác Hồ thăm Bộ đội Hải quân

Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
