eMag azine
09/11/2023 16:41
Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm

09/11/2023 16:41

TTTĐ - Bữa ăn cho người lao động là nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp tái tạo sức lao động. Do đó, đi cùng với việc tăng cường thanh kiểm tra các bếp ăn tập thể khu công nghiệp cũng cần phải nâng cao ý thức của doanh nghiệp đến chất lượng suất ăn của công nhân. Việc tổ chức chu đáo bữa ăn giữa ca là cách doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe lâu dài cho người lao động.
Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm

Bữa ăn cho người lao động là nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp tái tạo sức lao động. Do đó, đi cùng với việc tăng cường thanh kiểm tra các bếp ăn tập thể khu công nghiệp cũng cần phải nâng cao ý thức của doanh nghiệp đến chất lượng suất ăn của công nhân. Việc tổ chức chu đáo bữa ăn giữa ca là cách doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe lâu dài cho người lao động.

Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm

Ông Kyoichi Fukaya, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam cho biết: "Người Nhật luôn quan tâm đến cái ăn, cái mặc của con người. Chúng tôi quan niệm khi con người được ăn ngon mặc đẹp thì cuộc sống sẽ hạnh phúc, sức khỏe dồi dào. Do đó, chất lượng từng bữa ăn cho công nhân luôn được chúng tôi quan tâm hàng đầu".

Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm
Đoàn kiểm tra liên ngành về An toàn vệ sinh thực phẩm liên tục kiểm tra tại nhiều công ty trên địa bàn TP Hà Nội

Với sự quan tâm của công ty, khu vực bếp ăn tại đây được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ. Hiện bếp ăn này cung cấp hơn 200 suất ăn/ngày và do nhà thầu là Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Ba Sao đảm nhiệm. Nhân viên phục vụ bếp ăn có 7 người, trong đó có 6 người nấu ăn trực tiếp.

Đáng mừng hơn, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã dành sự quan tâm đặc biệt để nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho công nhân. Hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn sức khỏe người lao động, nhiều doanh nghiệp sử dụng đông công nhân rất khắt khe trong việc lựa chọn nhà thầu cung cấp suất ăn hằng ngày. Do vậy, không chỉ thương lượng nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, các công ty còn chủ động giám sát việc nấu ăn và thực đơn hằng ngày của người lao động.

Điều này đã được thể hiện qua các đợt kiểm tra thực tế của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) tại các doanh nghiệp nằm trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất trên địa bàn Thành phố.

Đánh giá qua các đợt kiểm tra trong tháng 8/2023, ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết: “Nhìn chung, các doanh nghiệp đã quan tâm đến công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Ý thức chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể khu công nghiệp đã tốt hơn trước rất nhiều”.

Đơn cử như tại thời điểm kiểm tra, bếp ăn của Công ty Panasonic Việt Nam (Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh) và Công ty TNHH Matsuo Industries Việt Nam (Lô N-7, Khu công nghiệp Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh) đều bảo đảm sạch sẽ, phân khu riêng biệt, các quy trình sơ chế, chế biến thực phẩm đều tuân thủ theo đúng quy định.

Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm
Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo từ khâu đầu vào tới khâu chế biến

Thêm vào đó, người tham gia chế biến đều am hiểu các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể và được khám sức khỏe định kỳ đầy đủ. Tuy nhiên, xét nghiệm nhanh khay đựng thức ăn, bát inox tại bếp ăn của hai công ty trên cho thấy, vẫn còn tinh bột bám dính, chưa bảo đảm sạch 100%.

“Chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị khắc phục ngay quy trình vệ sinh, rửa, sấy tốt hơn. Đối với những khay ăn, bát đĩa bị trầy xước, hay vật dụng bị xuống cấp, cần phải thay thế ngay lập tức. Từ thực tế những vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể cho thấy, chỉ cần để xảy ra sai sót dù là nhỏ trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm, vệ sinh dụng cụ như: Dùng tay trần bốc thức ăn, vệ sinh khay bát không sạch… đều kéo theo nguy cơ mất an toàn thực phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động”, ông Đặng Thanh Phong nhấn mạnh.

Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm

Thông qua các đợt kiểm tra này, theo ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội, là để đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm tại doanh nghiệp có hoạt động bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn, qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.

Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm
Ông Đặng Thanh Phong yêu cầu, đối với đơn vị cung cấp thực phẩm cho bếp ăn khu công nghiệp phải bảo đảm hồ sơ pháp lý đầy đủ, nguồn gốc thực phẩm đưa vào chế biến có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Đồng thời, trong quá trình kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về an toàn thực phẩm, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Để giảm thiểu nguy cơ xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nhiều người mắc, ông Đặng Thanh Phong yêu cầu, đối với đơn vị cung cấp thực phẩm cho bếp ăn khu công nghiệp phải bảo đảm hồ sơ pháp lý đầy đủ, nguồn gốc thực phẩm đưa vào chế biến có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và nhà thầu cần phải tổ chức những cuộc kiểm tra đột xuất, định kỳ về truy xuất nguồn gốc của các đơn vị cung cấp thực phẩm cho bếp ăn tập thể.

Các hoạt động thanh kiểm tra góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm. Bởi trong trường hợp doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động thì Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên thực hiện khởi kiện giám đốc doanh nghiệp đó.

TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho rằng: “Việc này được pháp luật quy định rõ ràng và là việc hết sức cần thiết. Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, những cơ sở gây ngộ độc phải bồi thường toàn bộ chi phí điều trị, thậm chí là bồi thường cho số ngày nghỉ của công nhân, nếu chứng minh rằng có ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân phải bồi thường cả sức khoẻ cho công nhân nữa.

Thêm nữa, cơ sở đó phải chịu toàn bộ chi phí điều tra xác định nguyên nhân ngộ độc, thu hồi thực phẩm, chi phí tiêu huỷ thực phẩm (nếu có).

Do đó, để giải quyết tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể ngày càng gia tăng như hiện nay, việc đầu tiên là phải tăng giá trị khẩu phần ăn cho công nhân, thứ hai là phải tăng cường thanh tra kiểm tra giám sát, kiên quyết không để các cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh mà vẫn cung cấp thức ăn cho công nhân. Thứ ba, chúng ta cần tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức Công đoàn, đặc biệt là vai trò của Công đoàn cơ sở, Công đoàn của các doanh nghiệp”.

Phương Thu - Đức Minh

Trình bày: Phạm Mạnh

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh Kỳ 2: Kiểm soát chặt công tác ATTP bếp ăn tại khu công nghiệp Kỳ 3: Chủ động kiểm soát từ những suất ăn công nghiệp
Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm

« Xem bài 3

Nhóm PV