eMag azine
03/11/2023 16:20
Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh

03/11/2023 16:20

TTTĐ - Lâu nay, nhắc đến bữa ăn công nhân, người ta dễ hình dung đến những bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, thiếu dinh dưỡng với đồng lương ít ỏi của người lao động.

Công nhân

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh

Lâu nay, nhắc đến bữa ăn công nhân, người ta dễ hình dung đến những bữa cơm đơn sơ, đạm bạc, thiếu dinh dưỡng với đồng lương ít ỏi của người lao động. Đó là chưa kể điều kiện nấu ăn mất vệ sinh tại các khu trọ, thực phẩm “bẩn” bán tại các khu chợ lao động khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn “bủa vây” họ.

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh

Nhiều năm trở lại đây, tình trạng chợ tạm, chợ tự phát, chợ chiều gần khu công nghiệp, các doanh nghiệp có đông công nhân, lao động bày bán nhiều loại thực phẩm, hàng hóa hoạt động rất nhộn nhịp

Đặc điểm của các khu chợ này là mọc lên tự phát, thực phẩm được bày bán phần lớn không rõ nguồn gốc và đối tượng phục vụ chính hầu hết là công nhân.

Tại tuyến đường nối từ thôn Cổ Điển, xã Hải Bối (huyện Đông Anh) hướng về chân cầu Thăng Long tồn tại hàng chục quầy, mẹt hàng bày bán thực phẩm, hàng thiết yếu cho công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, đặc biệt là đông đảo công nhân lao động thuê trọ tại những khu vực này.

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh

Đoạn xung quanh Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh), Khu công nghiệp Quốc Oai - Thạch Thất... cũng hình thành những chợ tự phát. Trên trục đường quốc lộ 6, đoạn gần Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), sau 17h, nhiều cửa hàng buôn bán thực phẩm tươi sống vẫn tấp nập phục vụ công nhân sau khi tan ca. Thực phẩm tại chợ "cóc", chợ tự phát khá rẻ, lại tiện lợi nên thu hút được lượng lớn công nhân đến mua.

Tuy nhiên, đa phần hàng hóa, thực phẩm (thịt cá, rau củ) tại các khu chợ tạm nói trên được các "tiểu thương" bày biện ngổn ngang trên đường, trên những tấm trải tạm bộ bằng ni lông. Chỗ bán có nơi nằm cạnh bãi rác, cống thoát nước hôi thối.

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh
Bữa cơm thường ngày của người lao động sống tạo khu nhà trọ gần khu công nghiệp

Bản thân người lao động cũng không để ý nhiều đến vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm hay nguồn gốc thực phẩm. Vấn đề họ quan tâm nhiều nhất là giá cả thực phẩm “siêu rẻ” phù hợp với mức thu nhập của gia đình. Do đó, dù biết chất lượng hàng hóa ở các chợ tạm, tự phát không bảo đảm nhưng rất đông công nhân vẫn mua vì tiện lợi và giá rẻ.

Đáng lo ngại, ngoài những vấn đề ô nhiễm môi trường, dễ lây nhiễm chéo vi khuẩn từ các khu chợ tạm nhếch nhác, đây cũng là “bãi đáp” của các đầu nậu bán thực phẩm ôi thiu.

Do ham lợi nhuận, bỏ mặc sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng, nhiều “đầu nậu” thu gom lợn, gà bệnh chết, rồi xẻ thịt cung cấp cho các chợ tự phát, chợ chiều phục vụ công nhân lao động sinh sống ở các khu nhà trọ.

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh

Chị Nguyễn Thu Hà, công nhân công ty dệt may tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long chia sẻ: “Tan ca về muộn nên tôi chỉ kịp rẽ vào các chợ cóc, chợ chiều mua thực phẩm chuẩn bị bữa cơm của gia đình. Cũng vì thu nhập ít ỏi lại phải lo nhiều chi phí khác nên việc đi chợ phải cân đối, tằn tiện lắm. Nhiều khi biết chỗ bán đồ tươi ngon nhưng đắt, tôi không dám mua.

Trong khi đó, những miếng thịt lợn, thịt gà công nghiệp được bán tại các chợ tạm luôn rẻ bằng 1/3 so với các cửa hàng, siêu thị. Cầm những miếng thịt đã hơi có “mùi”, nhão nhoét chảy nước, tôi cũng đành… bấm bụng mua tạm rồi cố gắng chế biến, ngâm rửa nước muối thật kỹ chỉ mong không gặp phải tình trạng “miệng nôn chôn tháo”, ngộ độc thực phẩm ”.

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh

Thực tế đã xảy ra những vụ ngộ độc thực phẩm từ các bữa ăn gia đình của công nhân nhưng họ đều tự gánh chịu, giải quyết. Kéo theo đó là những hệ lụy âm ỉ làm tàn phá, suy giảm sức lao động của công nhân.

Chất lượng bữa ăn không tốt không những ảnh hưởng đến năng suất lao động, sức khỏe bản thân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất của những thế hệ sau này.

Tuy nhiên với đồng lương người lao động ít ỏi, kéo theo điều kiện sinh hoạt hạn chế khiến cho công nhân khó tiếp cận, lựa chọn được nguồn thực phẩm an toàn ở những cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị lớn có uy tín.

Để có những bữa cơm cuối ngày, người công nhân đang "treo" sinh mạng theo nguồn thực phẩm “bẩn” khó kiểm soát vì phải nhắm mắt, bấm bụng mua liều. Giữa cuộc mưu sinh, quỹ thời gian hạn hẹp, các chợ cóc, chợ tạm trở thành nơi duy nhất họ chọn mua thực phẩm.

Người công nhân nào cũng chung nỗi khao khát có được bữa ăn với cá tươi, thịt sạch, rau an toàn, để sức khỏe được đảm bảo. Chật vật lo bữa cơm gia đình cuối ngày, họ rất mong mỏi những bữa ăn ca ở công ty đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Đặc biệt, với một thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp như Hà Nội, nếu không quản lý chặt chẽ, nhất là khâu kiểm soát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm, thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho công nhân sẽ luôn hiện hữu.

Khi những bất an về chất lượng thực phẩm trong bữa ăn công nhân còn hiện hữu thì phải có giải pháp căn cơ để giải quyết tận gốc vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm ở những bếp ăn tập thể. Trong đó, sự chung tay của doanh nghiệp - người chủ lao động, lực lượng chức năng và bản thân ý thức của người lao động rất cần thiết.

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh
Ông Vũ Trần Oánh, Chuyên viên Văn phòng đại diện các Khu công nghiệp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội

Ông Vũ Trần Oánh, Chuyên viên Văn phòng đại diện các Khu công nghiệp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, cho biết: “Lực lượng liên ngành cần tăng cường các hoạt động thanh, kiểm tra, qua đó giúp doanh nghiệp giám sát truy xuất nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn tập thể tốt hơn. Bởi vấn đề mất an toàn thực phẩm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động.

Ban Quản lý cũng tiến hành các buổi tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp, người quản lý lao động tuân thủ quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, chính những người tham gia cung cấp thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất phải tuân thủ các quy định về nhập hàng hóa, chế biến thực phẩm đảm bảo sức khỏe của người lao động”.

Cùng với đó, UBND các huyện tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố cũng chỉ đạo quyết liệt công tác giải tỏa, chống lấn chiếm lề đường làm chợ "cóc", chợ tạm, bán hàng rong trên địa bàn. Đặc biệt, các địa phương sớm giải quyết những nguy cơ tiềm ẩn rình rập công nhân và người dân khi mua bán tại các chợ "cóc", chợ tự phát gần khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Kiểm soát chặt công tác ATTP bếp ăn tại khu công nghiệp Kỳ 3: Chủ động kiểm soát từ những suất ăn công nghiệp Kỳ 4: Nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm

Phương Thu - Đức Minh

Trình bày: Phạm Mạnh

Kỳ 1: Để bữa ăn công nhân không còn là nỗi ám ảnh

Xem bài 2 »

Nhóm PV