Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm
TP Hồ Chí Minh lập đoàn kiểm tra dạy thêm, học thêm Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè |
Thảo luận tổ sáng 23/5, một số đại biểu bày tỏ quan tâm đến đánh giá tình hình thực hiện quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm.
Theo đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang), vấn đề dạy thêm học thêm là nhu cầu thiết thực của người dân, phụ huynh, học sinh.
"Vấn đề đặt ra là quản lý như thế nào cho chặt, chứ không phải không quản lý được là cấm, nếu cấm là quản lý kém", đại biểu Thái Thu Xương nhấn mạnh.
Cùng với đó đại biểu bày tỏ băn khoăn, tới đây nếu như việc sửa đổi Hiến pháp được thông qua, thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, sẽ kết thúc hoạt động của cấp huyện, Phòng giáo dục huyện không còn, trong khi địa bàn sáp nhập thì rộng hơn, vai trò quản lý nhà nước về học thêm dạy thêm như thế nào.
![]() |
Đại biểu Thái Thu Xương (đoàn Hậu Giang). |
Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, sự nở rộ của các trung tâm dạy thêm xét ở một góc độ nào đó là tất yếu, nhất là khi nhu cầu học thêm của học sinh, phụ huynh rất cao.
“Việc học thêm để nâng cao kiến thức, nâng cao điểm số là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ra sao, cách quản lý, vận hành trung tâm và cả điều kiện dạy và học có đúng theo quy định hay không là điều đáng bàn”, đại biểu nêu rõ.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà cho biết, trong Thông tư 29 có yêu cầu các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường phải được cấp phép, công khai thông tin và tuân thủ quy định về thời gian, nội dung giảng dạy, nhưng việc triển khai ở các địa phương còn thiếu đồng bộ, đặc biệt ở các khu vực có nhiều trung tâm dạy thêm.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh). |
Tại điều 6, quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường chưa quy định cụ thể về cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy do đó gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra.
Nhiều trung tâm uy tín đang cung cấp chương trình học chất lượng, có kiểm định, có giảng viên chuyên môn, góp phần hỗ trợ đáng kể cho học sinh yếu, học sinh cần ôn luyện nâng cao, học sinh muốn phát triển tư duy.
Tuy vậy, theo đại biểu, về mặt nhân sự, không phải trung tâm nào cũng có đội ngũ giáo viên đạt chuẩn hoặc có kinh nghiệm sư phạm. Việc thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ khiến chất lượng giảng dạy tại nhiều trung tâm cũng là một điều đáng lo ngại.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà đề xuất, các cơ quan chức năng tăng cường giám sát để đảm bảo các trung tâm tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường tuân thủ quy định, tránh tình trạng “lách luật” hoặc hoạt động “chui”, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nội dung chương trình. Công khai thông tin các cơ sở được cấp phép trên cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo, gồm: tên trung tâm, địa chỉ, danh sách giáo viên, môn học, học phí, thời gian hoạt động...
Cùng với đó, cần tăng cường các đoàn kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất tại các địa phương; công khai danh sách các trung tâm vi phạm trên các kênh truyền thông để răn đe và phụ huynh được biết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình

Ở đâu có học sinh chăm ngoan, thầy cô tâm huyết... ở đó thành tựu sẽ nở hoa

Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô

Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách

Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo
