Tag

Khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau

Văn hóa 11/12/2019 11:27
aa
TTTĐ- Tối 10/12, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019.

Khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau

Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau, món quà do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội trao tặng cho Cà Mau

Bài liên quan

Biểu tượng cột cờ Hà Nội tại Cà Mau: Dấu mốc khẳng định chủ quyền lãnh thổ nơi địa đầu Tổ quốc

Khởi công xây dựng biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại mũi Cà Mau

Thông điệp “Tôi yêu Tổ quốc tôi” từ Mũi Cà Mau

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Cà Mau lần thứ III năm 2019: Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội

Tới dự buổi lễ có các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Hồng Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư; Trương Vĩnh Trọng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện các ban, ngành trung ương.

Cùng dự buổi lễ còn có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các nước Thái Lan, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia; đại biểu đại diện một số tỉnh, thành phố trên cả nước.

Các tiết mục đặc sắc trong Lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019
Các tiết mục đặc sắc trong Lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019

Về phía đại biểu thành phố Hà Nội có các đồng chí: Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thế Thảo, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố; Đào Đức Toàn, Phó Bí thư Thành ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực HĐND, Thường trực UBND thành phố.

Về phía tỉnh Cà Mau có các đồng chí: Dương Thanh Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tiến Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Văn Hiện, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, Thường trực UBND tỉnh và đông đảo các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau.

Vùng đất đậm di sản văn hóa sông nước

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trên bản đồ, Cà Mau nằm ở cực Nam của đất nước, là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trong hành trình mở cõi: “Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau”.

Cà Mau chất chứa trong lòng cả một di sản văn hóa sông nước vừa đậm chất bản địa, vừa mang dấu ấn của những người con lưu hương với những lễ hội như: Lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Vía Bà Thiên hậu, lễ hội mừng năm mới Chol Chnam Thmay của người Khmer. Tất cả vừa toát lên nét tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, vừa thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019

Sự tài hoa và khéo léo của con người Cà Mau được thể hiện qua những sản phẩm làng nghề truyền thống nổi tiếng, như chiếu Tân Thành, tôm khô Rạch Gốc, hầm than đước Ngọc Hiển, mắm ba khía Rạch Gốc, đủa đước Năm Căn...; góp phần đa dạng hóa nét văn hóa, từ đó làm giàu cho các sản phẩm du lịch Mũi.

Theo Thủ tướng, khác biệt hơn tất cả các miền đất khác, Cà Mau còn nổi tiếng là nơi “đất biết nở, rừng biết đi, bờ biển sinh sôi”. Đó là bờ biển dài 254 km từ Đông sang Tây trong vùng biển thềm lục địa thuộc chủ quyền 71.000 km2.

Đó là dãy rừng ven biển ngập mặn, ngập lợ, cả rừng tràm nằm sâu trong đất liền, tạo nên hệ sinh thái động, thực vật phong phú. Đó là khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.

Cà Mau còn có Vườn quốc gia U Minh Hạ, đan xen những rừng cây là những dòng sông uốn lượn, dưới tán rừng là những đầm tôm, ruộng lúa, cùng các vườn cây ăn trái, sân chim tự nhiên có nhiều loài chim muông quý hiếm... tạo nên các tuyến du lịch sinh thái vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

Với tài nguyên du lịch phong phú, năm 2018, Cà Mau đón hơn 1,24 triệu lượt khách, tăng hơn 16% so với năm 2017. Doanh thu từ du lịch năm 2018 đạt trên 2.200 tỷ đồng và dự kiến năm 2019 đạt gần 1,7 triệu lượt khách. Đây là kết quả khá tích cực và rất ý nghĩa trong bối cảnh điểm yếu về giao thông kết nối cơ sở hạ tầng và nhiều “nút thắt” khác đặt ra cho cả vùng ĐBSCL nói chung và vùng Cà Mau nói riêng.

Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau 2019

“Thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương những nỗ lực và những thành tựu của Đảng bộ và chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Cà Mau trong thời gian vừa qua”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, “Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau” là một cơ hội tốt để giới thiệu, quảng bá hình ảnh một Cà Mau giàu tiềm năng, năng động, cởi mở.

Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các doanh nghiệp tài trợ cho chương trình lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau
Ban tổ chức tặng hoa cảm ơn các doanh nghiệp tài trợ cho chương trình lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau

Trong khi đó, du lịch là tiềm năng lợi thế so sánh nổi bật ở Cà Mau, cả về điều kiện tự nhiên, thắng cảnh và kho tàng văn hóa giàu có đậm đà bản sắc. Vì thế, Thủ tướng kỳ vọng rằng Tuần văn hóa - du lịch Mũi Cà Mau sẽ là sự khởi đầu cho những thảo luận trao đổi, khơi dậy niềm cảm hứng mới, quyết tâm mới, có nhiều ý tưởng mới, hợp tác mới giúp du lịch tăng tốc thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, trong quá trình phát triển, cần quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị hệ sinh thái đặc thù của vùng đất ngập nước, khai thác có hiệu quả lợi thế của khu sinh quyển thế giới trong việc phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, thắng cảnh và kho tàng văn hóa giàu có đậm đà bản sắc. Đó là những tiềm năng du lịch và lợi thế so sánh lớn của Cà Mau không nên để mất, không để suy giảm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu bấm nút khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu bấm nút khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.

Cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội cùng quan tâm hơn, cùng vào cuộc để khắc phục những hạn chế, yếu kém của ngành du lịch, những khó khăn về hạ tầng kết nối, đổi mới tư duy kinh doanh, thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân để xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, văn hóa, thân thiện.

Thủ tướng gợi mở: “Nụ cười tỏa nắng của đại sứ du lịch là hình ảnh thu hút quảng bá, hình ảnh của một quốc gia, một vùng đất. Trong thời đại số, trong kỷ nguyên du lịch thông minh ngày nay, nụ cười tỏa nắng của mỗi người dân Cà Mau đại diện cho sự thân thiện, hồn hậu, tận tâm với du khách, là cách quảng bá và phát triển du lịch hiệu quả, bền vững và chi phí thấp nhất”.

Tạo thêm một biểu tượng về sự thống nhất giang sơn gấm vóc

Đặc biệt, nhân sự kiện quảng bá du lịch quan trọng này, lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hà Nội trao tặng cho Cà Mau được long trọng tổ chức.

Công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại tỉnh Cà Mau có tổng diện tích khuôn viên khoảng 1,6ha, bao gồm: Cột cờ mô phỏng Cột cờ Hà Nội diện tích 2.025m², chiều cao 45m. Công trình được khởi công ngày 28/2/2017 và ngày 1/10/2019 đã được bàn giao chính thức cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cà Mau, Ban Quản lý khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau.

Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau
Biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau

Thủ tướng nhấn mạnh: “Đây là việc có ý nghĩa thiêng liêng, cao quý thể hiện tình cảm sâu sắc của Hà Nội với Cà Mau, của cả nước với Cà Mau, tạo thêm một biểu tượng về sự thống nhất giang sơn gấm vóc, chủ quyền quốc gia của Việt Nam”.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh, với tinh thần “Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội”, những năm qua, Hà Nội có nhiều chương trình hợp tác, hỗ trợ cùng các tỉnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai.

Với tình cảm gắn bó, hai địa phương đã thống nhất, thành phố Hà Nội xây dựng công trình Cột cờ Hà Nội tại Khu Công viên văn hóa, du lịch Mũi Cà Mau. Đến nay, công trình đã hoàn thành và chính thức đưa vào hoạt động với tổng mức đầu tư 149 tỷ đồng.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - phát biểu tại lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - phát biểu tại lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau

Theo đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Cột cờ Hà Nội là biểu tượng kiêu hãnh, niềm tự hào của Thủ đô Hà Nội - Trái tim của cả nước trong suốt chiều dài lịch sử; tượng trưng cho ý chí tự cường, truyền thống văn hóa không chỉ của Thăng Long - Hà Nội, mà của cả dân tộc Việt Nam.

Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi linh thiêng vừa là biểu tượng văn hóa, vừa có ý nghĩa quan trọng khẳng định chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Đặc biệt, sự hiện diện của Cột cờ Hà Nội trên Đất Mũi sẽ như “sợi chỉ đỏ” kết nối và tô thắm thêm tình đoàn kết gắn bó giữa nhân dân Thủ đô Hà Nội với nhân dân cả nước nói chung, với nhân dân Cà Mau và miền Nam ruột thịt nói riêng.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - trao tặng tỉnh Cà Mau 3 tỷ đồng để thực hiện chương trình an sinh xã hội.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - trao tặng tỉnh Cà Mau 3 tỷ đồng để thực hiện chương trình an sinh xã hội.

Tại lễ Khánh thành, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Thường trực thành ủy Hà Nội đã tặng 3 tỉ đồng cho quỹ an sinh xã hội của tỉnh Cà Mau.

Nhiều doanh nhân tại địa phương và ngoài tỉnh cũng được UBND tỉnh Cà Mau tặng hoa, cảm ơn về những đóng góp xây dựng tỉnh trong thời gian qua.

Tổng thể công trình có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa - lịch sử - truyền thống

Cùng với việc khánh thành Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau, chiều 10/12 tỉnh Cà Mau cũng tổ chức lễ khánh thành công trình Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân và Tượng mẹ Âu Cơ tại Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau.

Đoàn công tác của thành phố Hà Nội đã dự các hoạt động này và cắt băng khai mạc triển lãm trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa tiêu biểu Thăng Long - Hà Nội”.

Người dân Cà Mau háo hức vui mừng được dự lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau
Người dân Cà Mau háo hức vui mừng được dự lễ khánh thành biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Cà Mau

Các công trình này sẽ tạo thành một tổng thể công trình có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa - lịch sử - truyền thống của dân tộc Việt Nam tại vùng đất cực Nam của Tổ quốc. Điều này khẳng định chân lý như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.

Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã phát biểu và cám ơn đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Đồng chí cho biết: “Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019” với nhiều hoạt động với chủ đề “Điểm hẹn Mũi Cà Mau” để kết nối du lịch là dịp để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trao đổi kinh nghiệm đưa ra những giải pháp đột phá để du lịch tỉnh nhà kết nối và cùng phát triển chung với Đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu và cám ơn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải phát biểu và cám ơn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô

Các tỉnh, thành trong cả nước và các nước trong khu vực, cùng sự kiện này, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khánh thành Cột cờ Hà Nội. Công trình do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau. Cột cờ Hà Nội tọa lạc nơi Mũi đất thiêng liêng cực Nam Tổ quốc như con tàu luôn hướng về xa khơi, với tình cảm thiết tha và da diết "Từ độ mang gươm đi mở cõi, trời nam thương nhớ đất Thăng Long".

“Tuần Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau năm 2019” diễn ra từ ngày 10-15/12, với nhiều hoạt động như: Hội chợ thương mại du lịch; liên hoan ẩm thực; tọa đàm liên kết du lịch; khánh thành cụm các công trình Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng Mẹ, Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, liên hoan giao lưu nghệ thuật, hội thi sân khấu cải lương không chuyên “Hương sắc Cửu Long” lần thứ nhất…

Đọc thêm

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky Âm nhạc

Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội trình diễn những tác phẩm bất hủ của Tchaikovsky

TTTĐ - Vào lúc 20h ngày 19/4/2025 tại Phòng Hòa nhạc Lớn - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, khán giả yêu nhạc cổ điển sẽ có dịp đắm chìm trong không gian nghệ thuật đầy cảm xúc của "Tchaikovsky Night" - đêm nhạc tôn vinh những kiệt tác vượt thời gian của thiên tài âm nhạc người Nga.
Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hà Nội tổ chức hội thảo về Trung tâm công nghiệp văn hoá

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND về việc tổ chức Hội thảo về "Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa".
Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt Thời trang - Làm đẹp

Lan tỏa giá trị văn hóa, khẳng định vai trò người phụ nữ Việt

TTTĐ - Vừa qua, chương trình áo dài nghệ thuật “Hương Sắc Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm về mặt văn hóa, nghệ thuật và xã hội. Sự kiện do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, phối hợp cùng SVF Holding và Câu lạc bộ Áo dài Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” Văn hóa

Đan Phượng đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội”

TTTĐ - Ngày 12/4, Huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Xem thêm