Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”
Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới Xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm |
Tại tổ 2 (đoàn TP HCM), đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nêu quan điểm, trong dự án luật có đề cập đến những điều cán bộ, công chức không được làm. Tuy nhiên, quy định này cần được xem xét sao cho phù hợp với các luật khác và quyền lợi của người lao động.
Đối với thực hiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đề nghị Ban soạn thảo dự án luật nghiên cứu theo hướng xem xét cán bộ, công chức nào làm nhiều, hiệu quả cao thì phải được hưởng nhiều.
![]() |
Đại biểu Trần Kim Yến. |
Còn việc tinh giản biên chế cần đưa ra mục tiêu, tiêu chí cụ thể để đánh giá một cách khách quan đối với người lao động, tránh tinh giản không thực chất. Để thực hiện được hiệu quả công tác này, các cơ quan có thể nghiên cứu những ưu điểm trong tuyển dụng, đãi ngộ của khối doanh nghiệp tư nhân.
Cũng liên quan đến nội dung này, đại biểu Trần Kim Yến cho rằng, việc sửa đổi Luật Cán bộ, công chức phải khắc phục được triệt để tình trạng cán bộ, công chức “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”.
![]() |
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa. |
Đồng tình với quan điểm, xóa bỏ biên chế suốt đời, đại biểu Trần Kim Yến cho rằng, việc này cũng cần gắn với công tác đánh giá thi đua, khen thưởng một cách rõ ràng. Việc kỷ luật, khen thưởng cán bộ, công chức và đảng viên cũng cần đồng bộ, tránh sai phạm, chồng chéo, hình thức.
Ngoài ra, Ban soạn thảo dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cũng cần nghiên cứu, xem xét thêm đối với hạ bậc lương và giáng chức đối với cán bộ, công chức trong một số trường hợp cụ thể.
Nêu quan điểm về đánh giá công chức, viên chức, đại biểu Tô Thị Bích Châu đề nghị Ban soạn thảo dự án luật bổ sung “trách nhiệm về giải trình chứng minh trong trường hợp công chức bị đánh giá thấp” để đảm bảo sự khách quan, công bằng.
Trong khi đó, góp ý vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đề xuất sửa đổi, bổ sung theo hướng không quy định Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND thuộc phạm vi đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu HĐND, việc chất vấn của đại biểu HĐND sẽ tập trung vào UBND (Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND).
Có ý kiến đề nghị tiếp tục duy trì cơ chế này và điều chỉnh theo hướng quy định đại biểu HĐND cấp tỉnh có quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh và cấp khu vực.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng cần giữ quy định đại biểu HĐND được chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng Viện KSND, bởi việc giữ lại quy định “được chất vấn” của đại biểu HĐND để thể hiện dân chủ và từ trước tới nay, quyền này đã được quy định như vậy và đang phát huy tốt.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh

Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước

Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online

Cử cán bộ tỉnh xuống xử lý công việc cấp xã

Sửa Hiến pháp để bộ máy tinh gọn là chủ trương hợp lòng dân

Lý giải việc chỉ định các chức danh HĐND, UBND sau sắp xếp

Làm rõ trách nhiệm của cấp tỉnh trong giám sát, hỗ trợ cấp xã

Đảm bảo các đơn vị hành chính mới hoạt động từ 0h ngày 1/7
