Tag
Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

Muôn mặt cuộc sống 21/05/2025 15:09
aa
TTTĐ - Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội; hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù song theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần có các cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội.
Gỡ rào cản, hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội

Bước đi quan trọng, cấp thiết, gắn với an sinh xã hội

Mặc dù đã có Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tuy nhiên, từ năm 2021 đến nay, cả nước mới chỉ có 657 dự án nhà ở xã hội được triển khai, số lượng căn hoàn thành mới chỉ đạt 15,6% mục tiêu đến năm 2025. Chính phủ cũng đã dành gói 120 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội, nhưng tiến độ giải ngân rất chậm.

Ngoài việc chưa chỉ đạo quyết liệt lĩnh vực nhà ở xã hội, các thủ tục hành chính là một trong các nguyên nhân khiến việc triển khai nhà ở xã hội còn chậm. Chính vì thế, dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội hướng tới đơn giản hóa các thủ tục, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nhà ở xã hội.

Theo Tờ trình của Chính phủ, thời gian thực hiện cơ chế này dự kiến tối đa là 75 ngày, tức là cắt giảm khoảng 200 ngày, giảm khoảng 70% thời gian thực hiện so với quy định hiện hành.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát
Quang cảnh phiên thảo luận tại tổ Hà Nội sáng 21/5

Thảo luận vào dự thảo Nghị quyết, đa số ĐBQH tán thành việc ban hành thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Đồng thời, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xây dựng, phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh hiện nay; tạo cơ chế ưu đãi hơn nữa để thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án: “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”.

Theo các ĐBQH, nhà ở xã hội là vấn đề không chỉ mang tính kinh tế mà còn là bài toán an sinh và công bằng xã hội. Việc Quốc hội cho thí điểm cơ chế đặc thù là bước đi quan trọng, cấp thiết, gắn với an sinh xã hội, ổn định thị trường lao động và phát triển bền vững.

Tuy nhiên, góp ý vào dự thảo Nghị quyết, các ĐBQH cho rằng, cần thiết kế đồng bộ, chặt chẽ, minh bạch để tạo niềm tin và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, cũng như bảo vệ lợi ích của người dân.

Vì đây là chính sách mới, có tầm ảnh hưởng lớn nên cần đặt ra những cảnh báo nghiêm túc về nguy cơ phát sinh các “kẽ hở” trong quá trình thực thi, có thể dẫn đến lạm dụng, tham nhũng, tiêu cực và lãng phí nguồn lực.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát
ĐBQH Hoàng Văn Cường

ĐBQH Hoàng Văn Cường (đoàn TP Hà Nội) cho rằng, dự thảo Nghị quyết có nhiều điểm rất tiến bộ với các nội dung cụ thể: Bỏ quy định về thẩm định phê duyệt dự án khả thi, tiền khả thi; bỏ việc phê duyệt chủ trương quy hoạch (giao nhiệm vụ quy hoạch); bỏ kiểm tra giá bán ban đầu, thay vì kiểm tra 2 bước thì Nhà nước kiểm tra giá lần 2.

"Xác định giá bán cũng là điểm mới của dự thảo Nghị quyết... Việc quy định Nhà nước kiểm tra lần 2, bỏ bước kiểm tra ban đầu như dự thảo Nghị quyết quy định là phù hợp, tránh mất thời gian", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng bày tỏ đồng tình với quy định chỉ định thầu (với điều kiện giá thành, thiết kế như nhau), tuy nhiên, nhà đầu tư nào hoàn thành sớm sẽ được thực hiện.

Xây dựng cơ chế ngăn chặn trục lợi chính sách

ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn TP Hà Nội) tán thành chủ trương xây dựng nhà ở xã hội và cho rằng điều này phù hợp tình hình thực tế. Tuy nhiên, đối chiếu Luật Ban hành Văn bản Quy phạm pháp luật, đại biểu cho rằng cần bổ sung đánh giá tác động của chính sách đến người dân - nhất là về nguồn lực tổ chức thực hiện.

Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí với quy trình đặc thù tại dự thảo Nghị quyết và nhấn mạnh, đi đôi với đơn giản hóa thủ tục cần đưa ra điều kiện. Ví dụ như dự án nhà ở xã hội được áp dụng quy trình rút gọn không qua đấu thầu mà chỉ định thầu rút gọn; hoặc không cần báo cáo giá tiền khả thi...

"Đây là chính sách tác động đến cuộc sống người dân, khi dự án được thực hiện phải bảo đảm chất lượng. Vì thế đề nghị bổ sung trách nhiệm của cơ quan chỉ định thầu nhằm bảo đảm chất lượng nhà ở, an toàn tính mạng của người dân", đại biểu Mai nhấn mạnh.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát
ĐBQH Trần Việt Anh

Về đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, theo nữ đại biểu, thực tế đối tượng thụ hưởng khá rộng, trong khi nguồn lực có hạn. Do vậy, bà đề nghị cần có tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng, có thứ tự ưu tiên rõ ràng để chính sách đúng và trúng, xứng đáng với người được hưởng.

Liên quan đến việc thành lập quỹ nhà ở xã hội quốc gia, nữ đại biểu TP Hà Nội khẳng định, việc có quỹ là cần thiết, tuy nhiên dự thảo Nghị quyết cần bổ sung địa vị pháp lý, nguồn, cơ chế sử dụng, trách nhiệm trong quản lý quỹ. Đồng thời, quỹ cần được thanh tra, kiểm soát đầy đủ bảo đảm tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực.

Về nội dung này, đại biểu Hoàng Văn Cường đại biểu đặt vấn đề tiền của quỹ này lấy đâu ra. Theo đại biểu, đối với các dự án nhà ở thương mại có quy định phải dành quỹ đất 2% làm nhà ở xã hội, nếu chủ đầu tư không làm ở nhà xã hội thì có thể nộp số tiền có giá trị tương đương với diện tích đất làm ở nhà xã hội vào Quỹ nhà ở quốc gia.

Góp ý vào dự thảo, ĐBQH Trần Việt Anh cho biết, khi ông tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội về Luật Nhà ở 2014 đã cho thấy những tồn tại không nhỏ trong các dự án nhả ở xã hội, như việc các chủ đầu tư thường chỉ tập trung vào 20% diện tích đất dành cho nhà thương mại để bán, còn lại 80% đất dành cho nhà ở xã hội thì triển khai khá chậm. Điều này đã được dự thảo Nghị quyết giải quyết khá triệt để.

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

Tuy nhiên, đại biểu cũng đồng tình với báo cáo thẩm tra và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ xây dựng cơ chế phòng ngừa tiêu cực tham nhũng, tránh việc trục lợi chính sách gây thất thoát nguồn lực, bảo đảm chất lượng xây dựng nhà ở xã hội; hay kết luận của Bộ Chính trị tăng cường cơ chế giám sát không để xảy ra tham nhũng tiêu cực, triệt để phòng chống lãng phí. Đây là những cơ chế hết sức quan trọng, khi “mở” ra cũng cần có cơ chế giám sát.

Đại biểu cũng cho rằng, do đối tượng được ở nhà xã hội và đối tượng sở hữu nhà ở xã hội là khác nhau, nên cần đặc biệt quan tâm đến việc cho thuê nhà ở xã hội.

Đồng ý với việc mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội cho lực lượng vũ trang, đại biểu đề nghị rà soát, bổ sung thêm các đối tượng khác như giáo viên, cán bộ y tế hay người dân ở vùng nông thôn…

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, nếu dự thảo này nhận được sự đồng thuận cao của các ĐBQH sẽ thông qua sớm để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo trong năm 2025 triển khai ngay các dự án nhà ở xã hội.

Nếu các chính sách trong Nghị quyết được thực hiện sẽ tạo động lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025, cũng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế.

Đọc thêm

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm Muôn mặt cuộc sống

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

TTTĐ - Ngày 21/5, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm.
Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động

TTTĐ - Ngày 21/5, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Tiểu học Nhị Khê, huyện Thường Tín bị tai nạn lao động.
Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam Nhịp sống phương Nam

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Quảng Nam triển khai đề án thành lập 78 Đảng bộ xã, phường mới Xã hội

Quảng Nam triển khai đề án thành lập 78 Đảng bộ xã, phường mới

TTTĐ - Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành đề án thành lập 78 Đảng bộ xã, phường (dự kiến) theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cân nhắc việc bỏ án tử hình với một số loại tội danh Muôn mặt cuộc sống

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với một số loại tội danh

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thận trọng việc bỏ hình phạt tử hình đối với 4 loại tội gồm: Tham ô; nhận hối lộ; vận chuyển trái phép chất ma túy; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh...
Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn

TTTĐ - Ngày 20/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên huyện Phú Xuyên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh

TTTĐ - Sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đến nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.
Tuyên dương 60 “Công nhân lao động giỏi” năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Tuyên dương 60 “Công nhân lao động giỏi” năm 2025

TTTĐ - Ngày 20/5, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tuyên dương công nhân, lao động giỏi năm 2025; khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và chương trình "Nuôi ước mơ cho con tới trường".
Câu chuyện của “Nông trại thú cưng” trên Lazada Muôn mặt cuộc sống

Câu chuyện của “Nông trại thú cưng” trên Lazada

TTTĐ - Trong những năm gần đây, thị trường thú cưng tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm và chất lượng dịch vụ cho “người bạn bốn chân” trong nhà.
MTTQ TP Hà Nội tặng quà học sinh khó khăn tại tỉnh Nghệ An Muôn mặt cuộc sống

MTTQ TP Hà Nội tặng quà học sinh khó khăn tại tỉnh Nghệ An

TTTĐ - Sáng 20/5, Đoàn công tác Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội cùng các đại biểu Nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số (DTTS) TP Hà Nội đã về dâng hoa dâng hương tại Khu di tích Kim Liên và trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Nghệ An.
Xem thêm