eMag azine
20/05/2024 16:00
Bài 5: Biết xúc động, quan tâm và biết ơn

20/05/2024 16:00

TTTĐ - Quan tâm, giáo dục cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa mang tính chiến lược, có giá trị định hướng lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc giáo dục cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

Quan tâm

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

TTTĐ - Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa mang tính chiến lược, có giá trị định hướng lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc giáo dục cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Giáo sư Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, khát vọng cống hiến vốn tiềm tàng trong mỗi con người, nhất là lớp trẻ. Theo ông, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc là giải pháp căn cơ để ươm mầm và khơi dậy khát vọng cống hiến trong mỗi bạn trẻ.

“Lòng yêu nước là điều cao cả thiêng liêng, là giá trị nổi bật, kết tinh trí tuệ, đạo đức, lẽ sống, khí phách, lương tâm, danh dự của con người và dân tộc mà việc giáo dục phải đặc biệt chú trọng nuôi dưỡng, phát huy cho lớp trẻ. Đây là khởi nguồn để hình thành nhân cách làm người.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Giáo sư Hoàng Chí Bảo - chuyên gia cao cấp, nguyên Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương

Cần phải dạy cho thế hệ trẻ, từ tuổi ấu thơ đến tuổi thanh niên tình yêu Tổ quốc, bắt đầu từ quê hương mình đến đất nước, dân tộc và con người, hội tụ trong hai tiếng Việt Nam”, GS Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh.

Theo GS Hoàng Chí Bảo, niềm tin và đức tin dẫn dắt sự lựa chọn giá trị, lý tưởng sống. Hành động là thước đo sự biểu hiện giá trị, độ trưởng thành nhân cách của mỗi người. Vì vậy, phải làm cho mỗi đứa trẻ biết xúc động, biết quan tâm, biết bày tỏ lòng biết ơn trước những gì làm nên quê hương, lịch sử, tình nghĩa con người; không thờ ơ, dửng dưng, vô cảm”.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Coi trọng việc giáo dục lý tưởng cách mạng cho học sinh, ngành Giáo dục đã triển khai nhiều giải pháp. Tại hội nghị tổng kết 5 năm triển khai Quyết định 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn từng nhấn mạnh, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên nhi đồng là một việc hệ trọng, lâu dài, cho hiện tại và cả cho tương lai. Đây cũng là một phần của công việc đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, sự đổi mới trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cần bao hàm cả về nhận thức và hành động, về phương pháp và nội dung, quan điểm và cách thức, quy mô và chiều sâu, số lượng và chất lượng. Trong đó, cần tăng cường giáo dục ý thức chấp pháp. Việc giáo dục ý thức pháp luật, tinh thần thực thi pháp luật phải được coi là một khâu mang tính nền tảng, là xuất phát, chỗ dựa cho triển khai giáo dục khác. Trong các quy phạm pháp luật đã hàm chứa yếu tố của đạo đức, giá trị, văn hoá, ở mức nền tảng, trên cơ sở đó bồi đắp các giá trị khác.

Trong thời đại ngày nay, giáo dục không chỉ thích ứng với đào tạo nhân lực cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà cần phải nhận diện, vun đắp, kiến tạo cả các giá trị mới và những giá trị cũ đang được làm mới.

Theo đó, những giá trị "Chân - Thiện - Mĩ" trong thời kỳ chuyển đổi số không hoàn toàn giống "Chân - Thiện - Mĩ" của thời kỳ truyền thống. Đạo đức số, đạo đức mạng xã hội, lối sống số, đạo đức của kết nối và chia sẻ cần nhận diện, tác động cho trúng và đúng. Đặc biệt, các giá trị đạo đức cần phải ở dạng để đưa ra trong hành vi, thấm nhuần trong hành động chứ không chỉ là các quy định.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Đối với giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, làm thế nào để thầy thích dạy, trò thích học, trò mong muốn làm theo, mong muốn các giá trị đó trở thành niềm tự hào của chính con người mình.

Khẳng định giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống là một quá trình liên tục, đồng thời không phải là câu chuyện của riêng ngành GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn nhận được sự phối hợp hỗ trợ của các bộ ban ngành trung ương, từ đó xây dựng thế hệ trẻ có chí hướng, trách nhiệm.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Để làm tốt công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cho rằng, cần chú trọng cả hai vế "xây" và "chống", trong đó phải lấy "xây" làm nền tảng cơ bản, lâu dài.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy lấy ví dụ về phong trào “Ba sẵn sàng” cách đây tròn 60 năm đã khơi dậy và lan tỏa rộng rãi trong thanh niên toàn miền Bắc tinh thần yêu nước và quyết tâm đấu tranh giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Tinh thần đó lan tỏa đến thanh niên miền Nam qua phong trào “Năm xung phong”. Đó có thể coi là những động lực rất lớn giúp thanh niên phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy

Điều đó rút ra một bài học quan trọng: Hoạt động của Đoàn mà phù hợp với nhiệm vụ cách mạng và ý chí của thanh niên thì sẽ đem lại sức lan tỏa và thành công. Đoàn cần phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức giáo dục.

Cũng theo anh Bùi Quang Huy, phải chuyển hướng công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn từ một chiều thành đa chiều, có sự tương tác thường xuyên giữa tổ chức Đoàn với đoàn viên, thanh niên. Công tác tuyên truyền, giáo dục không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt thông tin từ Đoàn đến thanh niên, mà cần chú trọng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, phản hồi của thanh niên; từ đó điều chỉnh phương thức tiếp cận phù hợp với thị hiếu, đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên.

Bài 5: Giáo dục phải thường xuyên, liên tục…

Muốn tuyên truyền, định hướng, giáo dục thanh niên, đầu tiên và trước hết phải hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn, suy nghĩ của họ. Muốn vậy, cần đặc biệt chú trọng công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội. Từ việc hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, chúng ta cần chủ động đưa thông tin, để thanh niên tiếp cận sớm, đủ với những thông tin chính thống, lành mạnh, không bị tác động bởi tin xấu, tin giả, tin độc hại.

Đặc biệt, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh, cần chú trọng cả hai vế “xây” và “chống”, trong đó phải lấy “xây” làm nền tảng cơ bản, lâu dài. Bên cạnh đó, sự nêu gương cũng là một giải pháp hết sức quan trọng, cần kiên định quan điểm nêu gương: Cán bộ đoàn cấp trên nêu gương cho cán bộ đoàn cấp dưới; cán bộ đoàn nêu gương cho đoàn viên; đoàn viên nêu gương cho thanh niên; đoàn viên, thanh niên nêu gương cho thiếu niên, nhi đồng.

Bài viết: Nguyễn Dũng

Trình bày: Thành Trung

Thành Trung