eMag azine
08/11/2023 08:11
Bài 3: Nhân tài - tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

08/11/2023 08:11

TTTĐ - Trở thành thủ khoa xuất sắc của thành phố Hà Nội, nhiều bạn trẻ được “trải thảm đỏ” mời về các cơ quan nhà nước làm việc nhưng họ từ chối. Phải chăng chính sách thu hút người tài vẫn còn thiếu hấp dẫn, khiến tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn xảy ra?

nhân tài

Bài 3: Nhân tài - tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

TTTĐ - Trở thành thủ khoa xuất sắc của thành phố Hà Nội, nhiều bạn trẻ được “trải thảm đỏ” mời về các cơ quan Nhà nước làm việc nhưng họ từ chối. Phải chăng chính sách thu hút người tài vẫn còn thiếu hấp dẫn, khiến tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn xảy ra.

Bài 3: Nhân tài, tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

Một trong những hoạt động nổi bật trong chính sách thu hút người tài của Hà Nội đó là chương trình tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố diễn ra hằng năm.

Năm 2023 đánh dấu chặng đường 21 năm thành phố Hà Nội tổ chức tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện. Một hoạt động thể hiện sự quan tâm thường xuyên, sâu sắc của thành phố đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đồng thời, chương trình là sự ghi nhận, biểu dương đối với kết quả học tập, rèn luyện, tinh thần vượt khó vươn lên của sinh viên Thủ đô.

Không thể phủ nhận hoạt động tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố ngày càng được đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn từng giai đoạn. Đây đã trở thành một dịp tôn vinh trang trọng, truyền cảm hứng cho mỗi sinh viên xuất sắc, thể hiện sự khích lệ, sự quan tâm của các nhà trường, gia đình đối với việc học tập của sinh viên, con em mình.

Bài 3: Nhân tài, tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

Số lượng và chất lượng nhân tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng

Sau 21 năm, đã có 2.156 thủ khoa được tuyên dương và ghi danh vào sổ vàng của thành phố. Để thu hút thủ khoa vào làm việc tại các cơ quan của thành phố Hà Nội, nhiều chính sách ưu đã được thực hiện. Theo đại diện Sở Nội vụ Hà Nội, từ năm 2013, HĐND thành phố đã có nghị quyết về việc khuyến khích, trọng dụng nhân tài, trong đó có các thủ khoa xuất sắc.

Việc tuyển dụng được ưu tiên chỉ qua một cuộc sát hạch. Nếu được tuyển dụng, thủ khoa xuất sắc được hỗ trợ một lần bằng 20 tháng lương tối thiểu, sau 2 năm làm việc sẽ được ưu tiên cử đi đào tạo sau đại học trong nước hoặc nước ngoài, được hỗ trợ kinh phí làm khóa luận, nhưng cũng phải cam kết làm việc cho thành phố 7 năm nếu hưởng mức hỗ trợ.

Có điều kiện thuận lợi và nhiều thủ khoa xuất sắc chọn Hà Nội là nơi để thể hiện tài năng, cống hiến tri thức nhưng con số lựa chọn các cơ quan nhà nước còn ít (chỉ khoảng 10%). Theo thống kê từ năm 2013 đến năm 2022, chỉ có 55 thủ khoa xuất sắc ở các trường đại học về làm việc tại Hà Nội. Trong đó có 43 công chức, 12 viên chức. Quá trình công tác, 9 công chức từng là thủ khoa xuất sắc xin chuyển công tác ra ngoài và 5 công chức xin thôi việc.

Trong bài tham luận gửi đến hội thảo khoa học góp ý xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) diễn ra vào ngày 1/8, nhóm tác giả gồm: PGS.TS. Nguyễn Như Pháp, thạc sĩ Nguyễn Thị Thủy Tiên, thạc sĩ Trương Tiến Hùng, trường Đại học Hoà Bình nêu ví dụ: Hiện nay Bắc Ninh hỗ trợ ngay giáo viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ tiến sĩ từ 100 - 220 triệu đồng, nếu cam kết làm việc ít nhất 10 năm thì được hỗ trợ nhà ở trị giá 1 tỷ đồng. Hà Nội chỉ hỗ trợ hơn 100 triệu đồng, mà không hỗ trợ nhà ở. Việc bố trí, sử dụng nhân tài chưa có cơ chế riêng, phù hợp. Số lượng và chất lượng nhân tài đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô chưa tương xứng với tiềm năng.
Bài 3: Nhân tài, tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

Nhiều ‎ kiến cho rằng, hiện không chỉ cháy máu chất xám, ngay tại cơ quan nhà nước, người tài được tuyển dụng về nhưng không phát huy được năng lực cũng là sự “lãng phí” rất lớn.

Ở một số cơ quan, môi trường làm việc thiếu tính chuyên nghiệp và sáng tạo. Công viên chức ít được chủ động về chuyên môn hoặc gò bó theo lối tư duy cũ khiến dần dần họ trở thành những “cỗ máy làm việc thụ động”.

Bài 3: Nhân tài, tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

Nhiều bạn trẻ được “trải thảm đỏ” mời về các cơ quan Nhà nước làm việc nhưng họ sẵn sàng từ chối

Một cán bộ có nhiều năm gắn bó với cơ quan nhà nước nhưng cuối cùng xin nghỉ việc để “đầu quân” cho doanh nghiệp tư nhân cho biết: Để xử lý khối lượng công việc chuyên môn của cơ quan, tôi chỉ mất 5 đến 10% thời lượng làm việc, nhưng lại phải “đốt thời gian” vào những công việc mang tính hình thức, không tạo hiệu quả, cùng những cuộc họp kéo dài triền miên.

Công việc chuyên môn chỉ cần thời lượng không đáng kể, mà vẫn phải có mặt tại cơ quan trong giờ hành chính, anh thấy rất lãng phí. Ngồi ở văn phòng nhưng đầu anh nghĩ việc khác, ở nơi khác...

Nguyễn Hồng Ngọc, thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm 2022, tốt nghiệp ngành Kế toán, Học viện Tài chính. Với tấm bằng xuất sắc, Ngọc được nhiều cơ quan nhà nước như ngân hàng, phòng Tài chính của một quận nội thành Hà Nội mời về làm việc nhưng cô gái trẻ từ chối. Ngọc chọn làm việc cho một công ty tư nhân dù làm trái ngành đã được đào tạo.

“Là sinh viên mới ra trường nhưng mức lương không phải yếu tố đầu tiên quyết định đến lựa chọn nơi làm việc của mình. Điều mình và rất nhiều bạn trẻ khác quan tâm là môi trường làm việc có năng động, hấp dẫn, phù hợp với bản thân”, Ngọc chia sẻ.

Ngọc cho biết thêm, nhiều bạn trẻ cho rằng vào cơ quan nhà nước có công việc ổn định hơn, mức độ cạnh tranh, đào thải không cao như tư nhân nhưng sẽ nhàm chán.

Bài 3: Nhân tài, tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

Nguyễn Khánh Linh (thủ khoa xuất sắc Đại học Luật – ĐHQG Hà Nội năm 2021), hiện là công chức Bộ Tư pháp cho rằng, mặc dù các chính sách thu hút nhân tài của Thủ đô Hà Nội đã có những sự khác biệt so với quy trình tuyển dụng công chức thông thường nhưng vẫn chưa thực sự hấp dẫn. Trong khi đó, các doanh nghiệp, các tổ chức tư nhân luôn đưa ra những đề xuất, những cơ hội phát triển đáng để họ dốc lòng làm việc và cống hiến.

Theo Khánh Linh, cần xây dựng những phương án mang tính đột phá hơn, dài hơi hơn, đi vào thực chất hơn để hấp dẫn, thu hút nguồn lực chất lượng cao phụng sự Thủ đô, đất nước.

Bài 3: Nhân tài, tuyển đã khó, “dụng” còn khó hơn

Giới trẻ thời công nghệ số có nhiều sự lựa chọn về việc làm

Các chuyên gia cũng cho rằng, nhiều nơi có chế độ đãi ngộ tốt cả về lương, chỗ ở, đi lại, sinh hoạt nhưng vì sao người tài vẫn ra đi? Phải chăng gốc rễ là việc trọng dụng họ như thế nào? Thu hút được nhân tài nhưng họ có thực sự được trân trọng, tạo điều kiện môi trường làm việc hay không? Nhiều người được tuyển dụng về nhưng không phát huy được năng lực, sở trường là sự lãng phí rất lớn.

Một số nơi khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường về làm việc có thể phải đi quét dọn, pha trà nước chứ chưa chắc được giao việc quan trọng. Như vậy là "cách sử dụng người không đúng, chưa tin tưởng họ". Một số nơi lại giao việc không rõ hoặc quá rộng khiến họ không làm được. Sau một thời gian, nhiều người tài nghỉ việc vì lương cao nhưng không đóng góp được.

Môi trường làm việc cũng ưu tiên hàng đầu của Bùi Thị Phương Hoa, trường Đại học Thương mại, thủ khoa xuất sắc thành phố Hà Nội năm 2022. Ngay từ khi còn là sinh viên Hoa đã tự đặt ra mục tiêu, định hướng chỗ làm cho bản thân sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, sau khi nhận tấm bằng xuất sắc, cô gái trẻ vẫn từ chối lời mời làm việc tại Hà Nội.

Theo Hoa, nhiều thủ khoa xuất sắc không lựa chọn cơ quan nhà nước làm việc một phần cũng bởi họ khó tiếp cận được thông tin ở những đơn vị này. Vì vậy, việc tuyển dụng cần công khai, minh bạch, truyền thông rộng rãi hơn

(Còn nữa)

Anh Vũ - Thành Trung - Thi Mai

Khơi thông các điểm nghẽn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

Thành Trung