eMag azine
27/06/2023 07:00
Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

27/06/2023 07:00

TTTĐ - Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu Thành phố Sáng tạo cho Hà Nội chính là tìm cho thành phố một giá trị cốt lõi từ đó kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo xung quanh và tạo điều kiện tốt nhất để lực lượng lao động sáng tạo văn hóa tạo ra những giá trị văn hóa mới để thực sự trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước và khu vực, là thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm các thủ đô và thành phố hàng đầu trong khu vực. Trong đó, việc bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản đóng vai trò quan trọng.

Bảo tồn

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, định vị thương hiệu Thành phố Sáng tạo cho Hà Nội chính là tìm cho thành phố một giá trị cốt lõi từ đó kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo xung quanh và tạo điều kiện tốt nhất để lực lượng lao động sáng tạo văn hóa tạo ra những giá trị văn hóa mới để thực sự trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước và khu vực, là thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm các thủ đô và thành phố hàng đầu trong khu vực. Trong đó, việc bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản đóng vai trò quan trọng.

Tiềm năng lớn…

Là nơi gặp gỡ Đông - Tây, Hà Nội là thành phố của sự đa dạng, có lịch sử ngàn năm văn hiến, nguồn tài nguyên văn hóa dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật với 5.922 di tích lịch sử văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể. Thủ tướng Chính phủ có quyết định công nhận 18 nhóm với 169 bảo vật quốc gia được lưu trữ tại Bảo tàng Hà Nội và các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố, đặc biệt có 1 bảo vật thuộc sở hữu tư nhân - là thành phố đầu tiên của cả nước có tư nhân sở hữu loại hình này.

Hệ thống di sản văn hóa phong phú là những tài sản vô giá để Hà Nội phát huy nguồn lực văn hóa, tiếp thêm sức sáng tạo cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và tài nguyên du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô văn hiến, Thành phố Sáng tạo đến bạn bè quốc tế.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trong số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 với khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu. Mạng lưới làng nghề thủ công rộng khắp cùng hàng trăm nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đã được Chủ tịch nước phong tặng cùng cộng đồng thợ giỏi và rất nhiều nhà sáng tạo trẻ đã đưa Hà Nội trở thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo lan tỏa trong xã hội, nơi tôn vinh văn hóa Việt, đưa các sản phẩm thủ công truyền thống ra thị trường quốc tế.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản
Nghệ nhân nặn tò he.

Hà Nội cũng tự tin với tỷ lệ dân số vàng với 51,7% dân số trẻ, có một cộng đồng sáng tạo mới mẻ, phong phú gồm các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nhà khoa học, các không gian sáng tạo và hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo và công nghiệp văn hóa. Đây chính là thế mạnh của thành phố trong kết nối quốc tế dựa trên sự sáng tạo gắn với công nghệ số.

Phương thức quản trị hệ thống, các sáng kiến trong xây dựng chính quyền điện tử nhằm bảo tồn tự nhiên, phát huy di sản văn hóa dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ đang truyền năng lượng sáng tạo mạnh mẽ đến các công dân thành phố.

Hà Nội ngày càng trẻ trung, hiện đại và sáng tạo trên nền tảng lịch sử, văn hóa ngàn năm văn hiến, trở thành một trong những thành phố năng động nhất trên thế giới (năm 2019) theo chỉ số tăng trưởng thành phố (CMI) do Jones Lang LaSalle (JLL) thực hiện.

Sau hơn 2 năm triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025, nút thắt trong bảo tồn, phát huy giá trị di tích được chú trọng.

Với 5.922 di tích các loại, Hà Nội là địa phương có thế mạnh trong khai thác các di sản trở thành các điểm du lịch văn hóa. Sau 2 năm triển khai Chương trình 06, công tác xếp hạng di tích tiếp tục được Hà Nội chú trọng như xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho: Cụm di tích Thăng Long Tứ Trấn (đền Kim Liên, đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Quán Thánh); xây dựng hồ sơ nâng cấp di tích quốc gia đặc biệt chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, Thanh Oai). Nâng cấp xếp hạng di tích cấp Quốc gia cho 3 di tích; xếp hạng di tích cấp Thành phố cho 52 di tích. Tính đến nay đạt 50% chỉ tiêu Chương trình 06.

Đổi mới toàn diện

Trong công tác tu bổ di tích, theo kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025, Hà Nội có tổng số 579 dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích với kinh phí trên 14.000 tỷ đồng.

Đến nay, việc triển khai đã đạt được kết quả bước đầu, với dự án do thành phố đầu tư có 14/49 dự án đã phê duyệt chủ trương, 9 dự án đã thẩm định dự án, 6 dự án đã phê duyệt dự án, 2 dự án đang thi công, 4 dự án đã hoàn thành. Với dự án do thành phố hỗ trợ đầu tư, đã có hơn 166 dự án đã được thẩm định, 150 dự án đã được phê duyệt và 100 dự án đang thi công tu bổ, tôn tạo.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản
Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản
Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Bên cạnh công tác tu bổ, tôn tạo các di tích, Hà Nội đẩy mạnh khai thác các di tích để phát triển du lịch văn hoá. Thời gian qua, cá đơn đơn vị quản lý các di tích trọng điểm như: Đền Ngọc Sơn, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám… đã chủ động xây dựng các sản phẩm đa dạng, phong phú nhằm thu hút khách tham quan du lịch, nghiên cứu học tập. Thành phố đang tiếp tục thi công công trình phục dựng tòa Phương Đình và tôn tạo gò Kim Châu thuộc hồ Văn, khu di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Với Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội triển khai thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban di sản thế giới về thống nhất quản lý di sản về di tích và di vật, triển khai Chương trình giáo dục di sản và nâng cao chất lượng điểm đến khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long; Triển khai dự án xây dựng Đền thờ Ngô Quyền, nghiên cứu kịch bản tổng thể lễ hội Ngô Quyền xưng vương, xây dựng nội dung phương án bài trí nội, ngoại thất đền Ngô Quyền tại khu di tích Cổ Loa.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trong hơn 2 năm, công tác bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa Phi vật thể được Ban chỉ đạo Chương trình 06 rất chú trọng, các quận, huyện đã triển khai thực hiện góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng và sự phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Đến nay, thành phố có thêm 6 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nâng tổng số Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 27 di sản. 10 lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể đã tổ chức hội thảo để án phục dựng lại lễ hội truyền thống như: Lễ hội Chùa Láng, Đền Quán Thánh, Đền Voi phục ... là lễ hội tổ chức rước sau 70-80 năm, thu hút được đông đảo du khách và Nhân dân tham dự.

Công tác truyền dạy và phát huy giá di sản văn hoá phi vật thể được các cấp, các ngành triển khai thực hiện, tiến hành hỗ trợ nhiều lớp truyền dạy cho các di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình trình diễn dân gian tại cộng đồng, như: Hát ca trù, hát xẩm, múa rối, hát chèo… Các di sản sau khi được hỗ trợ truyền dạy đã nhân cấy được người thực hành di sản. Chính quyền và cộng đồng người di sản có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Đối với công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, đến nay công tác quản lý, bảo vệ phát huy di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được tăng cường, nhiều tọa đàm, tập huấn được triển khai góp phần định hướng hoạt động thực hành của chủ thể và cộng đồng theo đúng quy định pháp luật.

Công tác truyền dạy, giao lưu trình diễn thực hành, Liên hoan Ca trù được tổ chức hàng năm đã góp phần giúp nghệ thuật Ca trù Hà Nội được bảo tồn và nâng cao về chất lượng với số lượng câu lạc bộ đang hoạt động là 14 câu lạc bộ với hàng trăm nghệ nhân thực hành đồng thời thực hiện trẻ hóa về độ tuổi.

Trong 2 năm qua, Hà Nội đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như: Xây dựng và triển khai kế hoạch bảo tồn Ca trù, báo cáo UNESCO về công tác bảo vệ và phát huy Hội Gióng, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một trên địa bàn Thành phố, kịch bản lễ hội Ngô Quyền xưng vương; Khảo sát hiện trạng các di sản đề nghị đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Video làng nghề truyền thống làm bánh tẻ (làng Phú Nhi, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây)

Các cơ quan đã khảo sát, tổng hợp thông tin về 06 di sản phi vật thể tiêu biểu cần bảo vệ gồm: Nghề nặn tò he (Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên); Nghề làm bánh tẻ (làng Phú Nhi, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây); Nghề làm đàn (Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa); Nghề làm bún Phú Đô (phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm); Hát Dô (xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai); Mo Mường.

Việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Thủ đô. Tính riêng năm 2022, di tích Đền Ngọc Sơn, Di tích Nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mở cửa đón du khách tham quan với đón trên 1,5 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 41 tỷ đồng, vượt kế hoạch thu được giao.

Hà Nội hiện đang tập trung thực hiện dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tổng thể dự án, bổ sung nhân sự, kiện toàn Hội đồng tư vấn khoa học, xây dựng kế hoạch thi công, thành lập tổ công tác, kiện toàn Ban Quản lý dự án bảo tàng, rà soát hạng mục, xây dựng tiến độ chi tiết triển khai thực hiện dự án đảm bảo sát thực tế, triển khai thi công một số hạng mục, đề xuất cơ chế triển khai sưu tầm, bổ sung hiện vật.

Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ với Ủy ban Di sản thế giới về thống nhất quản lý di sản về di tích và di vật, TP Hà Nội tiếp tục phối hợp với Bộ Quốc phòng trong công tác bàn giao tiếp nhận Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam, giải phóng mặt bằng khu vực xung quanh di tích, tiếp nhận hiện vật để bảo quản, triển khai Chương trình giáo dục di sản và nâng cao chất lượng điểm đến khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản
Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Ngoài ra, thực hiện nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề; Tổ chức các cuộc thi tay nghề sáng tạo mẫu sản phẩm quà tặng phục vụ hoạt động du lịch Thủ đô; Tổ chức chương trình khảo sát và tọa đàm "Giải pháp nâng cấp chất lượng tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Làng nghề Bát Tràng" tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

Thành phố triển khai nhiều các sản phẩm du lịch để tập trung thu hút khách như: Tour Du lịch Đêm thiêng liêng của Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò, Chương trình Chợ phiên vùng cao phía Bắc của Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam; tổ chức 20 Hội nghị trao đổi kỹ năng ứng xử văn minh du lịch tại khu vực trọng điểm về du lịch.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Từ góc độ địa phương, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa - lịch sử và du lịch, nghỉ dưỡng

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, thời gian vừa qua, thị xã Sơn Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khai thác và phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, lịch sử truyền thống và nguồn lực con người cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch, trong đó chú trọng các mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, gắn với du lịch tâm linh, văn hóa và trải nghiệm.

Thị xã Sơn Tây hiện có nhiều di sản, di tích được xếp hạng. Trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp Quốc gia. Có những di tích được xếp hạng từ rất sớm. Đền Và (Trung Hưng), đền Phùng Hưng (Đường Lâm), đền và lăng Ngô Quyền (Đường Lâm), Chùa Mía (Đường Lâm), được xếp hạng cấp Quốc gia ngay từ năm 1964…

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Để có thể biến văn hoá thành nguồn lực, khai thác các di sản như những tài nguyên, điều quan trọng đầu tiên là phải đổi mới tư duy nhận thức một cách căn bản. Thị xã Sơn Tây xác định tiếp tục duy trì và tổ chức các chuỗi sự kiện, không gian văn hoá: Tuyến phố đi bộ, Tết Việt, Trung thu Thành cổ, giải vật cúp Phùng Hưng… Tổ chức các cuộc hội thảo khoa học: Bảo tồn và phát huy các giá trị Thành cổ, Làng cổ Đường Lâm…

Theo Bí thư thị xã Sơn Tây Trần Anh Tuấn, đối với thị xã Sơn Tây, hiểu cô đọng là vùng đất "địa văn hóa", nơi có một "trữ lượng" tài nguyên văn hoá rất dồi dào, dù công tác bảo tồn và phát huy đã rất được lãnh đạo địa phương quan tâm, đã có những giải pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên này phục vụ phát triển nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, như địa phương cần quy hoạch tổng thể để quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích lịch sử - văn hoá gắn với phát triển kinh tế.

Phát huy giá trị văn hoá khu phố cũ, phố cổ

Quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hóa của Thủ đô Hà Nội, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Địa bàn quận Hoàn Kiếm chứa đựng một kho tàng giá trị di sản văn hóa vật thể với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: Đình, đền, chùa, hội quán..., cũng như các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như lễ hội truyền thống đền Bạch Mã, đình Yên Thái, Lễ hội Kim hoàn...

Diện mạo khu Phố cổ Hà Nội và khu vực hồ Hoàn Kiếm đã có nhiều đổi thay ngày càng khang trang, sạch đẹp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước, góp phần ổn định cho nguồn thu ngân sách quận.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản
PGS. TS Đặng Văn Bài (Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia): Nhìn từ góc độ di sản đô thị, Phố cổ Hà Nội là bộ phận cấu trúc đô thị điển hình của một đô thị cổ. Với hình thức kiến trúc dân gian, Phố cổ Hà Nội phản ánh dạng thức kiến trúc của nhiều thời kỳ lịch sử của Thủ đô.
Cùng với đó, khu Phố cổ Hà Nội chứa đựng các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn, từ nếp sống sinh hoạt của người dân, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống… Từ những giá trị đó, khu phố cổ Hà Nội đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp Quốc gia.

Trong thời gian qua, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ thường xuyên tổ chức các chương trình, hoạt động về văn hóa, nghệ thuật tại các điểm di tích, tập trung giới thiệu nếp sống của người Hà Nội xưa, khôi phục lễ hội nghề kim hoàn, tổ chức các buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống định kì, trưng bày giới thiệu các làng nghề truyền thống gắn với phố nghề chuyên doanh trong khu Phố cổ.

Các chương trình này đều có sự tham gia tích cực của cộng đồng, góp phần quản lý, bảo tồn di sản văn hóa khu phố cổ một cách bền vững và lâu dài, nhận thức của người dân được nâng cao, du khách trong và ngoài nước có những hiểu biết cơ bản về di sản, về quyết tâm bảo vệ khu Phố cổ Hà Nội của chính quyền quận Hoàn Kiếm.

Hiện nay, nhiều di tích và không gian đô thị trong khu Phố cổ Hà Nội, sau khi tu bổ, tôn tạo đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, giao lưu nghệ thuật, tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm giới thiệu nghề truyền thống gắn với phố nghề, làng nghề, góp phần phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu Phố cổ Hà Nội, tiêu biểu như: Ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây, đình Kim Ngân 42 hàng Bạc, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội 50 Đào Duy Từ, Đền Quan đế 28 Hàng Buồm, đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (Hội quán Quảng Đông) 22 Hàng Buồm, đình Nam Hương 75 Hàng Trống…

Với nhiệm vụ được giao là cơ quan thường trực quản lý và tổ chức các không gian đi bộ, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội trong thời gian qua đã tích cực triển khai áp dụng tốt xu hướng linh hoạt - đa chức năng trong việc tổ chức không gian đi bộ phục vụ cộng đồng. Tại các không gian này, Ban đã phối hợp với nhiều tổ chức và cá nhân triển khai thực hiện nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật. Các hoạt động tại các không gian đi bộ đã có tác dụng phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm, di tích Quốc gia khu phố cổ Hà Nội.

Trung bình mỗi ngày cuối tuần có khoảng 20.000 lượt khách đến với không gian phố đi bộ. Qua đó, góp phần đưa lượng khách du lịch quốc tế có lưu trú tại quận Hoàn Kiếm tăng nhanh. Phố đi bộ trở thành điểm đến văn hóa; đồng thời đóng góp rất lớn vào sự phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ của quận Hoàn Kiếm nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung.

Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản
Phố cổ Hà Nội trở thành nơi check-in yêu thích của nhiều người dân.

Các không gian đi bộ trong thời gian qua tại quận Hoàn Kiếm đã làm gia tăng cơ hội phát triển thương mại và du lịch. Kinh tế dân sinh tăng, tăng thu ngân sách, địa phương có nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cao đời sống xã hội, đồng thời với khai thác lợi thế của khu đô thị di sản là giải pháp tích cực và bền vững để bảo vệ tốt hơn những di sản cảnh quan kiến trúc, thiên nhiên, lịch sử của quận Hoàn Kiếm.

Tất cả các hoạt động kể trên vừa giúp lưu giữ các giá trị vật thể, phi vật thể của khu Phố cổ Hà Nội, vừa góp phần phát triển kinh tế, xã hội, ổn định cho nguồn thu ngân sách quận.

Quận Hoàn Kiếm không chỉ có khu Phố cổ Hà Nội là di sản cấp quốc gia, mà còn có khu vực mang đặc trưng kiến trúc kiểu Pháp mà chúng ta hay gọi là khu phố cũ. Diện mạo khu phố cũ bị tác động bởi thời gian, khí hậu, thời tiết, do quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số.... Nhiều công trình bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sụp đổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Để cụ thể hóa bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản của không gian phố cũ, UBND quận Hoàn Kiếm đã xây dựng kế hoạch và giao Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tiến hành trùng tu, tôn tạo một số công trình mang giá trị kiến trúc Pháp với mục tiêu cố gắng gìn giữ những di sản quý báu - dấu ấn của lịch sử phát triển đô thị Thủ đô, cải tạo bộ mặt đô thị, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, mang lại điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế, du lịch chung của thành phố. Nguyên tắc thực hiện trùng tu các di sản này là giữ tối đa yếu tố gốc, khôi phục những yếu tố có giá trị đã bị thay đổi, biến mất trên cơ sở khoa học.

Ban quản lý đã thực hiện dự án thí điểm cải tạo đoạn phố Tạ Hiện với kiến trúc Việt Nam và Pháp vào năm 2010, Dự án cải tạo 40 phố Lãn Ông với hai khối nhà Pháp năm 2014. Đồng thời, trong thời gian từ năm 2019 đến nay, Ban quản lý tập trung nguồn lực, nguồn kinh phí để trùng tu, tôn tạo các công trình kiến trúc Pháp như trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm (số 2 phố Tràng Thi), trụ sở Công an phường Cửa Đông (số 18 phố Nguyễn Quang Bích), trường Mầm non 1-6 (số 23 Nguyễn Quang Bích), trường Trung học cơ sở Trưng Vương (26 Hàng Bài)…

số 2 phố Tràng Thi
Trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm tại số 2 phố Tràng Thi, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Các dự án hoàn thành đã đem lại diện mạo mới cho những công trình mang dấu ấn kiến trúc của một thời, qua đó để giới thiệu, quảng bá giá trị di sản của Hà Nội đến nhân dân.

Hiện nay, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đang tiếp tục tiến hành cải tạo kiến trúc, cảnh quan phố Tràng Tiền và triển khai dự án trùng tu biệt thự mẫu tại số 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài. Dự án trùng tu biệt thự mẫu 49 Trần Hưng Đạo - hồi sinh một di sản kiến trúc Pháp được nghiên cứu từ năm 2016, trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France, quận Hoàn Kiếm và Cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France (PRX). Sau khi hoàn thành, quận Hoàn Kiếm sẽ phát huy giá trị công trình trở thành Trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội.

Các dự án đã bước đầu đem lại diện mạo mới cho khu phố cũ, cải thiện điều kiện làm việc, kinh doanh tốt hơn. Tuy nhiên, cần xác định đây mới chỉ là những bước đi ban đầu, công việc trùng tu các công trình có giá trị kiến trúc Pháp còn cần nhiều thời gian, cần sự tham gia, ủng hộ của các cấp ngành, của toàn xã hội.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, gìn giữ giá trị văn hóa khu phố cũ, phố cổ trong bối cảnh tái thiết đô thị, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã đề xuất một số giải pháp gìn giữ giá trị văn hóa khu phố cũ, phố cổ.

Cụ thể như trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 có định hướng đối với khu vực nội đô lịch sử, đặc biệt là khu Phố cổ cần cải tạo chỉnh trang để gìn giữ phát huy các giá trị đô thị lịch sử, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực; Không phát triển công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú; Bảo tồn đặc trưng, cấu trúc đô thị cũ và bảo vệ phát huy giá trị cảnh quan các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa - lịch sử - tôn giáo, kiến trúc đặc trưng qua các thời kỳ phát triển xây dựng Thủ đô.

Các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, tôn giáo tín ngưỡng có giá trị cần tiếp tục được khoanh vùng bảo vệ và có quy định kiểm soát chặt chẽ đối với các hoạt động bảo tồn, xây dựng hoặc các hoạt động khác có liên quan.

Bên cạnh đó, Hà Nội cần nâng cao nhận thức của cộng đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các chương trình quảng bá, giới thiệu về giá trị di sản quận Hoàn Kiếm nhằm thay đổi nhận thức của cộng đồng, tăng cường ý thức trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ giá trị văn hóa khu phố cũ, phố cổ.

Các nhà khoa học, nhà quản lý đều khẳng định rằng các giá trị của khu Phố cổ Hà Nội là yếu tố quan trọng để nhận diện bản sắc văn hóa đô thị Hà Nội. Các giá trị này không chỉ là những di tích, ngôi nhà cổ với những đặc thù về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, với những dấu tích lịch sử, mà còn là những giá trị văn hóa tồn tại bên trong từng ngôi nhà, từng con người thông qua nét sinh hoạt thường nhật, những hoạt động ẩm thực, lễ hội…

NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội
NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội.

NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, cho rằng, khu vực phố cổ chứa đựng "hồn cốt" của kinh đô Thăng Long, có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Thăng Long xưa và Hà Nội nay.

Phố cổ là nguồn cảm hứng cho các văn nghệ sĩ sáng tạo nên các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc. Các lĩnh vực văn học, nghệ thuật như kiến trúc, văn nghệ dân gian, văn học, điện ảnh, múa, sân khấu, nhiếp ảnh, mỹ thuật… đều có đóng góp tích cực trong việc góp phần bảo tồn di sản phố cổ.

Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển của một đô thị hiện đại, những giá trị to lớn đó đang đối mặt với nhiều thách thức. Theo thời gian, diện mạo khu phố cũ cũng đang dần biến đổi do bị tác động bởi khí hậu, thời tiết, quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số… Nhiều công trình hiện bị xuống cấp nghiêm trọng. Một số công trình có nguy cơ sụp đổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng….

Không thể phủ nhận, trong tiến trình phát triển qua hơn 10 thế kỷ của Hà Nội, khu vực phố cổ như một thực thể sống mạnh mẽ, là nơi chứa đựng nhiều giá trị di sản đặc sắc. Trước thách thức của quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập, với bản sắc riêng có của mình, khu phố cổ Hà Nội luôn thích nghi để tồn tại và phát triển.

Bà Trần Thị Thuý Lan - Phó Trưởng ban Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội

Bà Trần Thị Thuý Lan (Phó Trưởng ban Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội): Với những giá trị di sản còn hiện hữu, khu Phố cổ Hà Nội thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội. Chính vì vậy, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản khu Phố cổ Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như các nhà khoa học và của cả cộng đồng.

Trong thời gian qua, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị di sản trong khu Phố cổ Hà Nội và khu vực hồ Hoàn Kiếm đã đạt được một số kết quả nhất định.

Các giá trị di sản vật thể luôn được quan tâm bảo tồn, tôn tạo (giải phóng mặt bằng, trùng tu, tôn tạo 22 di tích; bảo tồn được 24 nhà ở có giá trị); các giá trị di sản phi vật thể được phục hồi và phát huy (khôi phục 14 lễ hội, gồm 7 lễ hội cấp quận và 7 lễ hội cấp phường). Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được quan tâm đầu tư, cải tạo, chỉnh trang theo hướng văn minh, chất lượng cao (cải tạo, lát vỉa hè 79/79 tuyến phố bằng đá tự nhiên kết hợp với hạ ngầm các đường thoát nước; thanh thải, sắp xếp đường dây, cáp đi nổi trên 79 tuyến phố trong khu Phố cổ; chỉnh trang mặt đứng gần 50 tuyến phố...).

(Còn nữa)

Bài viết: Mai Anh

Đồ họa: Phạm Mạnh

<< Xem bài 2

Xem bài 4 >>

Bài viết liên quan:

Bài 1: Quyết tâm của cả hệ thống chính trị Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá Bài 4: Bứt phá với không gian văn hóa sáng tạo Bài 5: Làm mới sản phẩm, đẩy mạnh chuyển đổi số
Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản

Phạm Mạnh