eMag azine
27/06/2023 07:00
Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

27/06/2023 07:00

TTTĐ - Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

tầm nhìn

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 yêu cầu Hà Nội nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch; Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển và quản lý đô thị; khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm

Dòng sông Hồng gắn liền và kết nối những giá trị đô thị đặc biệt của Thủ đô ngàn năm tuổi. Đó là cảnh quan mặt nước hồ Tây - hồ Trúc Bạch, là những làng nghề truyền thống trải dọc bên sông như làng trồng đào Nhật Tân, quất Quảng An, cá cảnh Yên Phụ, đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng. Ấy là khu phố cổ mái ngói rêu phong với lối sống gắn liền với những phố Hàng nức tiếng gần xa. Là khu phố cũ với những công trình kiến trúc kiểu châu Âu hài hòa với mảnh đất thấm đẫm tinh thần Việt.

Từ Long Biên, qua Thăng Long, Chương Dương - những cây cầu soi chiếu quá khứ đến những cây cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân của đương đại. Đó là chưa kể con đường gốm sứ đặc biệt ghi dấu ấn trong lòng mỗi du khách khi đặt chân đến Hà Nội. Tất cả đều hòa quyện, bồi đắp nên lịch sử, văn hóa của Thủ đô.

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

Nghị quyết 15-NQ/TW chỉ rõ, Hà Nội cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý quy hoạch, bảo đảm công khai, minh bạch, có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá, vừa phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, vừa tạo ra nguồn lực, không gian và động lực phát triển mới cho Thủ đô, gắn kết hài hoà, hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các địa phương khác trong vùng và cả nước.

Trọng tâm mà Nghị quyết chỉ ra là Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội.

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Định hướng phát triển không gian đô thị trung tâm.

Hà Nội nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; Xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hoà Lạc, Xuân Mai); Xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; Tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.

Việc quy hoạch xây dựng khu vực nông thôn phải hài hoà, gắn với phát triển đô thị, giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, kết nối đồng bộ với quy hoạch khu vực đô thị; khai thác hiệu quả cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn kết hợp với phát triển du lịch xanh.

Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Hà Nội cũng chỉ rõ, ngoài hai thành phố trực thuộc và ba khu vực không gian (không gian ngầm, không gian xanh, không gian công cộng), thành phố dự kiến xác định ba trục phát triển quan trọng, gồm: Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm; Trục Hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; Trục Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh...

GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển

GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển chia sẻ, câu chuyện về sông Hồng đã được trao đổi, thảo luận rất nhiều; Tuy nhiên, cho đến giờ có người vẫn còn hoài nghi vai trò, vị trí của sông Hồng trong phát triển, xây dựng Thủ đô.

Theo GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, sông Hồng là dòng sông có vị trí hết sức đặc biệt, không chỉ ở khu vực châu thổ sông Hồng mà trong phạm vi toàn quốc. Từ khi con người xuống khai phá vùng châu thổ sông Hồng thì vị trí đầu tiên là hai bên bờ sông Hồng, khảo cổ học đã chứng minh rất rõ điều này qua các dấu tích khảo cổ.

Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã chứng vị trí trung tâm của sông Hồng trong quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng, là văn minh đầu tiên của thời đại dựng nước… Đến thời kỳ Bắc thuộc, tất cả các cuộc đấu tranh chống nô dịch, chống đồng hóa, chống Bắc thuộc dể giành lại nền độc lập dân tộc đều xuất phát từ vùng sông Hồng này.

Người mở ra thời kỳ huy hoàng của văn hóa Thăng Long là vua Lý Thái Tổ với quyết định rời đô ra Thăng Long. Vua Lý Thái Tổ từng nói, xây dựng thành Thăng Long có hình thế núi sau, sông trước, dựa dòng sông Hồng này để tập hợp lực lượng của cả 4 trấn tụ họp về tạo nên nguồn lực mạnh để phát triển. Có thể thấy trong lịch sử, dòng sông Hồng như "động mạch chủ" để tập hợp các nguồn lực phát triển.

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính (Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam): Sông Hồng có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với Thủ đô Hà Nội mà với cả vùng đồng bằng rộng lớn. Khai thác sông Hồng làm trục cảnh quan của Thủ đô là việc cần làm nhanh chóng. Hiện vẫn chưa có dự án nào thực sự lớn để khai phá dòng sông đúng với tiềm năng, quỹ đất hiện có ngoài một số cây cầu được xây dựng.

Sau nhiều năm chờ đợi, quy hoạch phân khu sông Hồng đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tháng 4/2022. Để quy hoạch này thành hiện thực, cần sự vào cuộc tích cực, mạnh mẽ không chỉ chính quyền Thủ đô mà cả các bộ, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về giải quyết những điểm còn vướng mắc.

Đến thế kỷ XVII - XVIII, thành Thăng Long còn được gọi là Kẻ Chợ, là thành thị phát triển rất mạnh. Trong sử sách có chép, bên bờ sông Hồng có hàng vạn chiếc thuyền, người chen chúc, hàng hóa dồi dào. Đây chính là sự khai thác thế mạnh, sức mạnh của dòng sông Hồng. Vì vậy, theo GS.TS.NGND Nguyễn Quang Ngọc, dòng sông Hồng này giống như quy tụ mọi nguồn lực, là đặc trưng nhất cho văn hóa ở thời đại quốc gia Đại Việt mà trung tâm của nó là văn hóa Thăng Long qua dòng sông Hồng.

Đến thời Pháp thuộc, dòng sông Hồng bớt đi vai trò của nó bởi người Pháp tập trung cho hệ thống đường bộ nên dòng sông trở thành ranh giới của các địa phương. Gần đây, do có các đập thủy điện điều tiết được các dòng nước, kinh tế thị trường phát triển, yêu cầu mở rộng ra hai bên dòng sông thành nhu cầu bức thiết, dần dần chúng ta nhận thức lại vai trò, vị trí của dòng sông Hồng.

Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 15 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Bên cạnh đó, các Nghị quyết của Thành ủy Hà Nội, UBND TP Hà Nội đều nhấn mạnh vào xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng.

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá
Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

Cụ thể như, tháng 4/2022, TP Hà Nội tổ chức hội nghị công bố công khai nội dung quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và sông Đuống, tỷ lệ 1/5000. Theo đó, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đồ án quy hoạch là trục không gian đặc trưng hành lang xanh với cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm; phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống khu vực ngoài đê, đặc biệt là hệ thống đường trục và hệ thống mạng lưới đường ven sông, đường cảnh quan, tuyến đường dành cho người đi bộ và xe đạp; Cầu/hầm nối kết đô thị hai bên sông, kết nối giao thông đường bộ và đường thủy, tạo điều kiện và động lực phát triển cho khu vực và thành phố.

Đồ án là cơ sở pháp lý để thực hiện cải tạo chỉnh trang, tái thiết hệ thống dân cư hiện hữu được tồn tại, bảo vệ; bảo tồn các công trình di tích, kiến trúc có giá trị lịch sử, kết hợp khai thác quỹ đất phát triển mới tạo lập diện mạo cảnh quan đô thị hai bên sông Hồng. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển công nghiệp văn hóa…

Quy hoạch tạo ra nguồn lực phát triển

GS.TS Đỗ Thị Minh Đức - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng vị thế là một tài nguyên nổi bật của Thủ đô Hà Nội.

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

Vị trí địa lý là một đặc trưng quan trọng của bất cứ lãnh thổ nào. Vị trí địa lý góp phần tạo lợi thế so sánh của lãnh thổ; khi các nhân tố địa kinh tế, địa chính trị vận động, có thể tạo ra nguồn lực to lớn cho sự phát triển. Vị trí địa lý tạo nên một dạng tài nguyên đặc biệt - tài nguyên vị thế. Vì thế, tài nguyên vị thế là một tài nguyên đặc biệt nổi bật của Thủ đô Hà Nội. Nguồn tài nguyên này làm cho các tài nguyên vốn có khác của Hà Nội, cả về tự nhiên, kinh tế - xã hội đều có thể thêm giá trị gia tăng.

Việc nâng cao vị thế của Hà Nội gắn liền với vị thế của Thủ đô và vị thế của một trong hai thành phố lớn nhất của cả nước, một trung tâm phát triển cấp quốc gia. Việc triển khai các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành của quốc gia, quy hoạch phát triển vùng, trong đó có quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội) đã có tác động hết sức quan trọng làm nâng cao tài nguyên vị thế của nội bộ thành phố, đặc biệt ở vùng ven đô. Việc này nếu thực hiện hợp lý, có luận chứng khoa học sẽ đem lại nguồn lợi to lớn cho thành phố.

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, qua các thời kỳ phát triển, việc xóa nhòa sự ngăn cách về không gian, tận dụng và phát huy tiềm năng quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, đưa dòng sông trở thành nhân tố phát triển của Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” luôn được đề cao, tập trung nghiên cứu trong các chương trình, đề án, dự án hợp tác, các đồ án quy hoạch liên quan, có thể kể đến qua các mốc thời gian.

Năm 2022, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quan điểm quy hoạch không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; là trục không gian đặc trưng hành lang xanh; Phát triển hệ thống giao thông và đầu mối hạ tầng kỹ thuật để cải thiện điều kiện sống theo hướng hiện đại, an toàn và khuyến khích các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời.

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá
Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh.

Theo Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh, với các định hướng đó, đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phục vụ kiểm soát phát triển, quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn; Hình thành trục không gian trung tâm, với các chức năng chính là công trình công cộng, công viên cây xanh, văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô, đảm bảo không gian thoát lũ, tạo đột phá trong việc khai thác tiềm năng khu vực hai bên sông, kết nối những giá trị văn hóa lịch sử với đời sống đương đại.

Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

Quy hoạch cũng tạo nên những giá trị mới cho thành phố nghìn năm văn hiến, thúc đẩy nền kinh tế, góp phần cải thiện điều kiện sống của người dân theo hướng văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.

Thay vì "quay lưng” vào dòng sông, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã đặt nền móng phát triển thành phố theo hướng “nhìn sông, tựa núi”. Đồng thời tiếp nối những giá trị khoa học, nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là gắn môi trường sống của con người với cảnh quan thiên nhiên.

Với thành quả ban đầu là đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt đã khơi dậy niềm cảm hứng sáng tạo của các nhà nghiên cứu, các kiến trúc sư, những người yêu Hà Nội. Một thành phố hiện đại, văn minh đang rõ hình hài cùng việc hoàn thiện và hiện thực hoá đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Để hiện thực hóa Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, quá trình triển khai lập các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư rất cần được xem xét kỹ, lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực thực sự triển khai các dự án. Trong đó, quy hoạch ưu tiên các dự án lĩnh vực văn hoá, du lịch, các không gian sáng tạo đem lại sự sôi động, náo nhiệt, hình ảnh của một Thủ đô hiện đại, năng động; xứng tầm thương hiệu “Thành phố sáng tạo”.

Góp phần hiện thực hoá quy hoạch trên, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết bốn quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên) đã thống nhất báo cáo UBND thành phố Hà Nội cho phép lập đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng".

Theo lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, việc lập đề án hướng tới mục tiêu cụ thể hóa định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Việc lập quy hoạch còn nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng. Hà Nội cũng định hướng lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch.

Tiến sĩ, kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm (Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam): Hầu hết các đô thị lớn trên thế giới đều có xu hướng bám ven sông. Kể cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng là “đất tụ sông”. Đối với Hà Nội chúng ta thấy rất rõ lợi thế của một đô thị lịch sử nghìn năm, nằm ven sông rộng lớn. Thực tế, cả quá trình phát triển của Hà Nội đều gắn liền với khu vực 2 bên sông Hồng, cho nên việc quy hoạch phát triển khu vực này luôn được quan tâm, kể từ thời phong kiến.

Việc nghiên cứu sông Hồng đã được thực hiện từ lâu với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, thể hiện qua 20 dự án lớn nhỏ khác nhau.

Trên tinh thần kế thừa những nghiên cứu trước đó, quy hoạch sông Hồng phải được xem như dấu ấn của quá trình phát triển trong giai đoạn hiện nay với sự quan tâm đồng bộ, không những về kinh tế mà còn khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử; nhận diện đầy đủ quỹ di sản còn lại hai bên sông.

Ngoài ra, trong bối cảnh mới phải áp dụng khoa học công nghệ nhằm ổn định dòng chảy, đời sống dân cư và có sự tham gia của các bộ, ngành trung ương…

(Còn nữa)

Bài viết: Mai Anh

Đồ họa: Phạm Mạnh

<< Xem bài 1

Xem bài 3 >>

Bài viết liên quan:

Bài 1: Quyết tâm của cả hệ thống chính trị Bài 3: Bảo tồn và khai thác hiệu quả kinh tế của di sản Bài 4: Bứt phá với không gian văn hóa sáng tạo Bài 5: Làm mới sản phẩm, đẩy mạnh chuyển đổi số
Bài 2: Tầm nhìn chiến lược, năng động, đột phá

Phạm Mạnh