eMag azine
07/11/2023 07:11
Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

07/11/2023 07:11

TTTĐ - Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chiêu mộ nhân tài nhưng thực tế trong các cơ quan công quyền, cơ quan Nhà nước, việc tuyển và sử dụng nhân tài dù trên tinh thần “trải thảm đỏ đón nhân tài” vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

nhân tàih

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

TTTĐ - Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chiêu mộ nhân tài nhưng thực tế trong các cơ quan công quyền, cơ quan Nhà nước, việc tuyển và sử dụng nhân tài dù trên tinh thần “trải thảm đỏ đón nhân tài” vẫn gặp phải nhiều khó khăn.

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

Hiện nay, về mặt hành lang pháp lý, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế để thu hút người tài. Tuy nhiên, chính sách và thực tế hiện vẫn chưa đồng bộ, sự vận dụng chính sách vào cuộc sống còn nhiều khó khăn và rắc rối. Con người là gốc rễ của mọi thành công và trong đó giáo dục là căn nguyên của sự phát triển. Vậy nhưng chỉ nói riêng trong lĩnh vực giáo dục, Hà Nội hiện còn nhiều bất cập.

Quận Ba Đình, quận trung tâm của Hà Nội, dù thời gian qua, lãnh đạo quận rất quan tâm để việc tuyển dụng người giỏi, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản.

Ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình cho biết: "Quận Ba Đình có chính sách thu hút nhân tài cho ngành Giáo dục thông qua tuyển dụng đặc cách, có cơ chế đãi ngộ và tạo môi trường làm việc thuận lợi. Ngành giáo dục quận trong vài năm gần đây luôn vươn lên trong hệ thống xếp hạng của thành phố, từ cấp 17, năm nay đã đứng ở vị trí thứ 2. Để lên được như vậy, từ hệ thống chính trị quận, trực tiếp là các đồng chí lãnh đạo quận luôn quan tâm, tạo điều kiện.

Về việc bổ sung vào đội ngũ giáo viên trên địa bàn, quận đã ra phương thức tuyển sinh mới, rất khách quan, công bằng nhằm chọn được những người giỏi nhất trong các kỳ thi mỗi môn. Theo đó, cơ chế tuyển dụng là thi qua hình thức sơ tuyển vòng 1 và phỏng vấn vòng 2, như thế, chúng tôi sẽ nhìn được toàn diện con người qua cả đường hình, đường tiếng, cách giảng dạy… Với phương thức tuyển dụng này, 3 năm nay, chúng tôi đã chọn được nhiều người giỏi, trong đó có không ít thủ khoa, người tốt nghiệp đại học bằng giỏi, xuất sắc, có những bạn đạt 99/100 điểm”.

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

Không chỉ tuyển được người giỏi, quận Ba Đình còn chú trọng đào tạo con người. Theo đó, quận luôn khuyến khích cử người đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, ngành Giáo dục quận cũng chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn, chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ, tạo môi trường dân chủ bình đẳng, khách quan, có nhiều cơ hội để giáo viên đổi mới, sáng tạo và phát triển nghề nghiệp”.

Bên cạnh đó, quận luôn rà soát bổ nhiệm hàng năm, đưa những giáo viên đủ đức, tài vào danh sách để quy hoạch. Từ đó, giáo viên phấn đấu lên vị trí lãnh đạo, quản lý trong tương lai, tạo môi trường động lực khuyến khích cũng là để kế thừa.

Tuy nhiên, cũng theo ông Thuận, dù có nhiều đổi mới, khuyến khích, tạo môi trường phát triển cho người giỏi nhưng ngành Giáo dục Quận tuyển được thủ khoa, người tốt nghiệp loại xuất sắc chỉ đếm trên đầu ngón tay.

“Một điều dễ nhìn ra, ở các cơ quan Nhà nước dù đãi ngộ nhưng lương không tăng theo tương ứng. Bên cạnh đó là sự lo lắng, không yên tâm khi làm việc. Bởi ban đầu người giỏi về làm việc họ rất là hào hứng, cố gắng nhưng khi càng nghĩ ra nhiều ý tưởng mới thì càng phải làm nhiều việc, mà như thế lại dễ sai (vì cái mới thường chưa có điều lệ hay quy định) nhưng khi sai chưa chắc đã có người đỡ...

Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ không cao, dù anh có làm lợi cho cơ quan rất nhiều thì khi được thưởng, anh cũng chỉ được hưởng chế độ theo hệ số lương. Chính vì những cái nằm trong chủ trương, đường lối, quan điểm thì đưa hết vào Nghị quyết rồi nhưng trong thực tế vẫn còn những khoảng cách quá lớn”, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình nói.

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

Tổ chức Đoàn thanh niên được coi là cánh tay phải của Đảng. Đảng và Nhà nước luôn dành cho thanh niên sự quan tâm đặc biệt, mong muốn xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, có bản lĩnh, trí tuệ, hoài bão lớn, nung nấu và nuôi dưỡng chí lớn, trở thành lực lượng hùng hậu, kế tục sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc. Điều đó được thể hiện sâu sắc trong các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của thanh niên, nhất là trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.

Thế nhưng ngay tại chính nội hàm của tổ chức thanh niên lại đang thiếu vắng nguồn nhân lực chất lượng. Tại địa bàn dân cứ, nhiều thanh niên với lí do đi làm xa, bận các công việc mưu sinh không sinh hoạt Đoàn, không mặn mà với công tác cán bộ. Không chỉ tại những chung cư, khu công nghiệp, vùng dân cư, ngay cả nơi khối công nhân viên chức, trường học - địa bàn được coi là vững chãi nhất của tổ chức Đoàn, công tác phát triển nhân lực cán bộ vẫn gặp khó khăn. Vì “không có ai chịu làm cán bộ Đoàn” và cả việc “bí bách đầu ra cho cán bộ Đoàn” nên nhiều thủ lĩnh tại cơ sở đến tuổi “bố của đoàn viên” vẫn là Bí thư Đoàn.

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

Đoàn viên, thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

Theo thống kê của báo Tuổi trẻ Thủ đô: Về số lượng Bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn toàn thành phố hiện có 556 đồng chí/579 xã, phường, thị trấn, hiện vẫn thiếu 23 đồng chí. Độ tuổi bình quân Bí thư Đoàn cấp cơ sở: 32.49 tuổi, trong đó vẫn có đồng chí sinh 1981, 42 tuổi gánh vác chức Bí thư Đoàn xã.

Số lượng Bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn quá tuổi hoặc đang vận dụng theo Quy chế cán bộ Đoàn toàn thành phố đã lên đến con số 168 người. Số lượng bí thư, phó bí thư Đoàn cấp quận, huyện quá tuổi (hoặc đang vận dụng độ tuổi) theo Quy chế cán bộ Đoàn tính đến tháng 07/2023 là 20 nhân sự.

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

Vì thiếu đội ngũ nhân sự tài năng và tâm huyết nên ở nhiều địa bàn trên thành phố công tác chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn.

Tại trường THCS Trần Đăng Ninh (Quận Hà Đông, Hà Nội) nhiều phụ huynh từng rất bức xúc với việc không rõ nguyên nhân nhà trường liên tục thay đổi thời khóa biểu. Họ cho rằng, làm như thế là ban giám hiệu nhà trường gây khó khăn cho các con học sinh. Việc thay đổi liên tục thời khóa biểu khiến các con thường xuyên quên vở, chất lượng học bài tại nhà không đạt hiệu quả cao do các con nhầm lịch học ở lớp...

Lí giải về vấn đề này, theo nhà giáo Lê Ngọc Tuấn, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Vì thiếu giáo viên, nên tính chủ động trong thiết kế kế hoạch dạy học trở nên bất cập. Chẳng hạn như một giáo viên phải đảm nhiệm nhiều tiết/tuần dẫn đến việc thời khóa biểu phải đảo lộn. Tuần này cô giáo A có thời gian dạy môn B, tuần sau cô giáo A lại phải đi dạy môn C... nên không thể để nguyên thời khóa biểu cho học sinh một cách cố định được. Tính logic, khoa học của môn học bị phá vỡ khi trường phải loay hoay bố trí giáo viên, đảo lộn các phần khác nhau trong chương trình môn học”.

Bài 2: Loay hoay tìm nhân tài

Thành đoàn Hà Nội tiếp tục đặt ra mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các nội dung của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Còn với Đoàn thanh niên, Công tác cán bộ Đoàn ở các cấp đã có nhiều chuyển biến tích cực; các khâu tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn từng bước được nâng lên, đội ngũ cán bộ Đoàn từng bước được chuẩn hóa, tác động tích cực đến chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn các cấp.

Việc tạo nguồn, tuyển dụng cán bộ Đoàn trong cả hệ thống thường xuyên được tăng cường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác cán bộ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên những hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao dẫn đến hệ lụy không nhỏ cho tổ chức Đoàn: Chất lượng của các phong trào chưa được như mong đợi của xã hội; tổ chức Đoàn vẫn xa rời với giới trẻ; hoạt động Đoàn còn mang tính hình thức, thiên về hô hào khẩu hiệu; kết cấu của tổ chức Đoàn còn nhiều lỏng lẻo, thậm chí có cả những vùng thiếu khuyết cần được khắc phục...

Thời gian tới, Thành đoàn Hà Nội tiếp tục đặt ra mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các nội dung của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới, đặc biệt, trong công tác nhận xét, đánh giá cán bộ Đoàn các cấp, cần thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đối với cán bộ Đoàn công bằng, công khai, minh bạch theo hướng: xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí, bằng sản phẩm cụ thể, công khai kết quả đánh giá.

Đoàn cần tập trung công tác phát hiện, quy hoạch, bố trí sử dụng hợp lý nguồn cán bộ, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ phát huy hết năng lực, phẩm chất, sở trường, cống hiến rèn luyện; chủ động rà soát trong hệ thống phát hiện những nhân tố tích cực, xuất sắc, có tố chất, năng khiếu thanh vận để bồi dưỡng tạo nguồn làm cán bộ Đoàn; tham mưu cho cấp ủy đổi mới phương thức tuyển dụng, chú trọng thu hút sinh viên có kết quả xuất sắc về công tác tại các cơ quan của Đoàn.

(Còn nữa)

Anh Vũ - Thành Trung - Thi Mai

Bài viết liên quan:

Khơi thông các điểm nghẽn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thành Trung