Không đi khám định kỳ, bệnh nhân đái tháo đường rơi vào hôn mê

16:29 | 15/03/2025
TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp (nhưng không điều trị), tai biến mạch máu não, viêm phổi.
Quản lý bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường từ tuyến cơ sở Khám sàng lọc miễn phí bệnh đái tháo đường cho người cao tuổi Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị đái tháo đường Nhiều bệnh nhân nhập viện do đường huyết tăng cao

Theo khái thác tiền sử bệnh lý, bệnh nhân L.T.Đ. (Hà Nội) được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 được 2 năm. Tuy nhiên, gần đây bệnh nhân không đi khám lại mà dùng thuốc theo đơn cũ (Januvia 100mg ngày 1 viên).

Kết quả xét nghiệm cho thấy: Glucose máu rất cao (35,14 mmol/l), HbA1C cao (10,1%), men gan tăng (ure 34,51mmol/l).

Không đi khám định kỳ, bệnh nhân đái tháo đường rơi vào hôn mê
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh minh họa

Bệnh nhân đã được điều trị bằng oxy liệu pháp, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù dịch điện giải, kiểm soát đường máu bằng Insulin, phối hợp kháng sinh.

Sau 24 giờ điều trị bệnh nhân đã tỉnh, glasgow 15 điểm, SpO2 99%, huyết áp 140/80 mg, đường huyết mao mạch giảm còn 20,5 mmol/l, đi tiểu 1,1 l/24h, ure là 21,5 mmol/l.

Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát được glucose máu tốt trong giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các biến chứng cấp tính như: tăng đường huyết, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê, thậm chí tử vong.

Ngoài ra, bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng mạn tính như: Biến chứng vi mạch, biến chứng mạch máu lớn, bệnh lý mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch (tai biến mạch máu não - đột quỵ), bệnh lý bàn chân (loét chân, cắt cụt chi)… các ảnh hưởng kèm theo làm gia tăng chi phí y tế, stress về tài chính, giảm chất lượng.

Do đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị là chìa khóa vàng để kiểm soát chặt chẽ tình trạng sống chung với bệnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân. Trong điều trị đái tháo đường, hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào ý thức hợp tác tự quản lý của bệnh nhân.

Bệnh nhân đái tháo đường cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng bệnh để bác sĩ có sự điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

Phương Thu

Bản quyền thuộc https://cdn.tuoitrethudo.vn/